Doanh nghiệp du lịch lắc đầu vì khách quốc tế phải cách ly, test liên tục

Doanh nghiệp ngành du lịch lo ngại với đề xuất mới của Bộ Y tế khi khuyến cáo không nên rời khỏi nơi lưu trú và test Covid-19 liên tục.

136 views Link gốc

Lạc hậu, mâu thuẫn

Bộ Y tế vừa có văn bản góp ý liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 cho Dự thảo Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Tuy nhiên, góp ý này ngay lập tức nhận được sự phản ứng dữ dội từ phía các doanh nghiệp du lịch. Họ cho rằng, việc đưa ra những quy định đó không còn phù hợp, và sẽ là rào cản ngăn khách du lịch đến Việt Nam.

Nếu các quy định phòng dịch được áp dụng như góp ý của Bộ Y tế, các doanh nghiệp lo ngại, có mở cửa cũng khó đón được khách quốc tế

“Quy định “trong ngày thứ 2 và thứ 3, nếu muốn rời khỏi nơi cư trú, du khách phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng ngày (xét nghiệm nhanh hoặc PCR âm tính)”, quá lạc hậu và mâu thuẫn khi trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng đề xuất công nhận kết quả âm tính qua test nhanh trong vòng 24 giờ trước khi xuất cảnh và trong vòng 72 giờ đối với test PCR”, CEO Lux Group Phạm Hà thẳng thắn.

Ông Phạm Hà bày tỏ thất vọng với đề xuất của Bộ Y tế. Theo ông Hà, việc chính sách không nhất quán, tranh cãi quá nhiều với các đề xuất, dự thảo đang đánh mất những cơ hội lớn của Việt Nam nếu muốn thu hút khách quốc tế.

Dẫn chứng ngành du lịch của Thái Lan, ông Hà nhấn mạnh, họ đã ra cam kết mở cửa từ tháng 7 năm ngoái để thực hiện dần. Còn chúng ta lại thông tin quá chậm, chính sách không rõ ràng.

Chưa kể, chúng ta đang bỏ quên câu chuyện kinh nghiệm - một bước nhảy không thể thiếu quyết định thành công, đó là “đối thủ đã dỡ bỏ việc test Covid-19 ngày thứ 5, thì chúng ta lại yêu cầu test trong 3 ngày đầu chẳng khác gì “lấy đá buộc vào người” du khách”.

“Đưa ra những đề xuất lạc hậu, sai thời điểm”, ông Hà nói và tự hỏi: “Phải chăng để an toàn cho Bộ Y tế, mà đi ngược thời cuộc?”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel không hiểu vì sao Bộ Y tế lại đưa ra phản hồi như vậy. Vì, chúng ta đang sống chung với dịch nhưng lại đặt yêu cầu cao hơn với du khách quốc tế.

Theo ông Đạt, kết quả thí điểm đón khách du lịch quốc tế vừa qua không đạt như kỳ vọng do những rào cản về cách ly. Điều này thể hiện những lo ngại hiện nay của du khách chính là chính sách trong phòng chống dịch.

Do vậy, ông Đạt cho rằng, với diễn biến số ca nhiễm tăng cao của Việt Nam, quan điểm lo ngại người nước ngoài vào lây lan dịch bệnh chưa công bằng, mà phải xem họ là đối tượng lo sợ vào Việt Nam sẽ bị lây bệnh.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel cũng cho rằng, việc khuyến cáo du khách du lịch không nên rời nơi lưu trú trong vòng 72 giờ là quá bất tiện cho khách, vì như vậy thì mở cửa toàn bộ nhưng không khác gì chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế trước đó.

Mục đích của du lịch là để du khách có được sự trải nghiệm thú vị, thỏa sức tham quan, mua sắm, tận hưởng dịch vụ, và có cảm giác thoải mái, thư giãn… tái tạo nguồn năng lượng tích cực, nên bà Khanh ngẫm rằng “không du khách nào bỏ thời gian và tiền bạc đi du lịch ở một quốc gia mà có nhiều điều kiện ràng buộc”. Thay vào đó, họ sẽ chuyển hướng tìm hiểu và lựa chọn điểm đến ở các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho du khách hơn.

Việc thắt chặt quy định nhập cảnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức hút của du lịch Việt Nam và khiến tốc độ phục hồi ngành du lịch sẽ chậm lại. Bà Khanh dẫn chứng các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia đã hoàn toàn mở cửa, khách chỉ cần test nhanh trước khi nhập cảnh, Philippines cũng hoàn toàn dỡ bỏ các rào cản nhập cảnh…

"Nếu Việt Nam tiếp tục thắt chặt sẽ khiến nước ta bỏ lỡ cơ hội vàng trong quá trình thúc đẩy phục hồi ngành du lịch và cả ngành kinh kế”, bà Khanh nói. Qua đây, đại diện Vietravel đề xuất, áp dụng chấp nhận hình thức test PCR hoặc test nhanh trước khi nhập cảnh Việt Nam; Sau khi nhập cảnh, khách di chuyển về khách sạn hoặc nơi lưu trú và tiếp tục test nhanh, không được rời khỏi nơi cư trú trong vòng 24 giờ. Sau đó có kết quả âm tính thì đi du lịch bình thường.

“Có mở cửa cũng khó đón khách quốc tế”

Khẳng định chắc nịch “Có mở cửa cũng khó đón khách quốc tế từ 15/3”, ông Phạm Hà lý giải, chính bản thân doanh nghiệp cũng không biết thông báo thế nào với khách.

“Vấn đề visa với các thị trường được miễn visa trước đây cũng chưa rõ ràng. Nên, không phải khách muốn đi, doanh nghiệp muốn đón là có thể làm được”, ông Hà nói và cho rằng, do tất cả đều chờ thống nhất quy định phòng dịch.

Theo ông Hà, vô vàn khó khăn thách thức cần có tính toán, trong đó không thể bỏ ngoài vấn đề xung đột Nga - Ukraine, đồng Rúp mất giá mạnh. Bởi lượng khách Nga đi du lịch dự báo sụt giảm mạnh.

Còn khách từ khu vực Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ít nhất tới quý 3 mới có, hoặc có thể lâu hơn, khi họ mở cửa. Du khách Mỹ nhiều khả năng cũng ít đi khi ngành y tế nước này khuyến cáo công dân tránh đi du lịch tới những vùng dịch đang căng thẳng, trong đó có Việt Nam.

Vì thế, du lịch Việt Nam chỉ trông chờ vào các nguồn khách gần ở thị trường ASEAN, Châu Âu, Úc…

Một số doanh nghiệp lữ hành khác đều cho biết, họ chưa sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế do chưa có chính sách thống nhất, mà đang tập trung vào du lịch nội địa khi người dân đã bắt đầu đặt lịch cho thời điểm bùng nổ du lịch 30/4 và 1/5.

 

Tham góp ý kiến vào dự thảo Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung, sửa đổi nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đó là, trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh, hành khách không nên rời khỏi nơi lưu trú.

Cụ thể, trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), hành khách ở lại nơi lưu trú (không rời khỏi nơi lưu trú), thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu âm tính thì tự theo dõi sức khỏe, nếu dương tính thì thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý y tế theo quy định.

Trường hợp sau 24 giờ (kể từ khi nhập cảnh) cần rời khỏi nơi lưu trú, hành khách cần phải làm xét nghiệm SAR-CoV-2 hàng ngày (xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR) âm tính (trước khi rời nơi lưu trú) cho đến khi kết thúc 72 giờ, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến khi đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.

Trường hợp hành khách không rời nơi lưu trú trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhập cảnh) chỉ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 2 lần (lần 1 trong ngày đầu nhập cảnh, lần 2: lấy mẫu trong ngày thứ 3 kể từ khi nhập cảnh), nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính, hành khách có thể rời nơi lưu trú sau 72 giờ kể từ khi nhập cảnh, nhưng cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...