Doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát (56%) dự đoán hiệu suất lao động sẽ được giữ nguyên hoặc cải thiện trong quý III/2021; 80% có kế hoạch duy trì hoặc gia tăng số lượng nhân viên và kế hoạch đầu tư của họ.

338 views Link gốc

Dữ liệu khảo sát mới nhất của Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã làm giảm niềm tin của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu.

Trước đợt bùng phát dịch lần thứ 4, BCI gần như đã tăng trở lại mức trước đại dịch, đạt 73,9 điểm phần trăm trong quý I. Tuy nhiên, đợt bùng phát lần này và sự lan rộng của các biến thể mới đã khiến chỉ số giảm gần 30 điểm trong quý II xuống còn 45,8%. Đây là một mức giảm đáng kể, mặc dù mức giảm không quá sâu như trong đợt bùng phát đại dịch lần đầu vào năm 2020.

nha-dau-tu-chau-Au-2996-1626084989.jpg

Chỉ số môi trường kinh doanh của doanh nghiệpchâu Âu giảm mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Làn sóng thứ tư cũng đã làm gia tăng sự bi quan về triển vọng ngắn hạn của môi trường kinh doanh của Việt Nam. Chỉ 1/5 thành viên EuroCham được hỏi (19%) tin rằng nền kinh tế sẽ ổn định và cải thiện trong quý tới, giảm so với mức gần 2/3 (61%) trong quý I.

Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn tự tin về triển vọng tương lai của công ty mình. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát (56%) dự đoán hiệu suất lao động sẽ được giữ nguyên hoặc cải thiện trong quý III/2021; 80% có kế hoạch duy trì hoặc gia tăng số lượng nhân viên và kế hoạch đầu tư của họ. Điều này cho thấy, bất chấp những thách thức ngắn hạn, các doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam.

Đồng thời, lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu cũng kêu gọi đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng mở rộng.BCI cũng cho thấy nhu cầu cấp thiết của Việt Nam trong việc triển khai chương trình tiêm chủng đại trà. Hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát (58%) dự đoán rằng công ty của họ sẽ chịu tác động tiêu cực đáng kể nếu nhân viên của họ không được tiêm chủng vào năm 2021. Trong khi đó, gần một nửa các công ty tham gia khảo sát (44%) chưa được tiếp cận với chương trình tiêm chủng.

EuroCham cùng 9 Hiệp hội doanh nghiệp trực thuộc đã khảo sát các thành viên về khả năng họ có sẵn sàng tự chi trả chi phí tiêm chủng cho nhân viên của mình hay không. Trong số 430 thành viên đã trả lời - đại diện cho khoảng 1/3 tổng số thành viên của Hiệp hội và khoảng 95.000 nhân viên - 399 thành viên cho biết sẽ sẵn sàng làm như vậy.

Theo yêu cầu tiêm chủng đầy đủ 2 mũi sẽ cần ít nhất 190.000 liều chỉ để tiêm chủng cho nhân viên trực tiếp của các công ty này. Tuy nhiên, số liều thực sự cần thiết có thể lên tới hơn nửa triệu nếu tính đến tất cả các doanh nghiệp châu Âu và nhân viên của họ. Trong khi đó, 259 người tham gia khảo sát trả lời rằng sẵn sàng chi trả phí tiêm chủng cho cả gia đình của các nhân viên của họ. Khi tính đến những người phụ thuộc này, số lượng vắc xin cần thiết sẽ cao hơn nhiều.

Đáng chú ý, ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam cho biết, bất chấp cú sốc ngắn hạn của làn sóng dịch thứ tư này, dữ liệu trên cho thấy triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn ở mức tích cực. Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu vẫn tính tới việc duy trì hoặc tăng số lượng nhân viên cũng như kế hoạch đầu tư của họ - ngay cả trong bối cảnh dịch bùng phát hiện nay - điều này thể hiện niềm tin vào môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam vẫn được duy trì.



Đề xuất áp dụng thuế suất thấp hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

DNVN - Theo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp ...

Gỡ khó dòng tiền từ tài trợ chuỗi cung ứng

Ngày 17/3/2023, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và Công ty TNHH Tài chính số IFPC đồng tổ chức Hội thảo “Tài trợ chuỗi cung ứng đối với Fintech: Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế số”.

Nhà sáng lập nên làm gì sau khi gọi thành công vòng vốn hạt giống?

Vòng hạt giống thường là vòng vốn đầu tiên nhà sáng lập nhận được kể từ khi gây dựng start-up.

Doanh nghiệp tuân thủ quy định về môi trường chưa cao, VCCI muốn công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh

Đây là bộ chỉ số độc lập đánh giá môi trường kinh doanh xanh cấp tỉnh, mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương.

Hé lộ định hướng cơ cấu lại “ông lớn” ngành đường sắt

Việc giành lại các chân hàng lớn được coi là tiền đề để Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành dịch chuyển chiến lược kinh doanh từ vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa trong giai ...

Sản xuất và tiêu thụ thép giảm mạnh

Sản xuất thép thành phẩm 2 tháng đầu năm giảm 16,3% với 4,285 triệu tấn, cùng đó, tiêu thụ thép các loại cũng giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) năm 2023: Doanh nghiệp tiếp tục kêu vướng

Những nội dung vướng mắc mà các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp gửi tới Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) năm 2023 trải khá rộng. Đáng nói là, lý do không nhất quán trong thực ...

“Khởi nghiệp xanh” với hương liệu đồng quê

Sau những chuyến đi dài, chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Như (sinh năm 1988) đã tìm ra con đường mà mình thực sự đam mê, đó là thảo mộc tự nhiên dành cho mái tóc, làn da. Thương hiệu Dầu gội thủ công ...

Đầu tư xi măng vẫn còn sức hút

Dự án xi măng công suất 10 triệu tấn của Tập đoàn Xuân Thiện là dự án mới nhất, cũng là “khủng” nhất được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư. Cùng với đó, một dự án 2,3 ...