Doanh nghiệp cá ngừ gặp khó về quy tắc xuất xứ hàng hoá

DNVN - Với việc hơn 80% nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu không tận dụng được lợi thế từ các FTA, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Bộ Công Thương xem xét đưa vào nội dung dự kiến thảo luận tại các FTA trong thời gian tới về quy tắc xuất xứ, trong đó có việc mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa...

127 views Link gốc
Trong công văn mới đây gửi tới Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), VASEP cho biết, hơn 80% nguyên liệu cá ngừ, doanh nghiệp (DN) phải nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các DN không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu (XK) khác.
Nếu những khó khăn, vướng mắc này được tháo gỡ sẽ giúp các DN hải sản, đặc biệt là DN cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại.
Quy tắt xuất xứ trong các FTA yêu cầu nguyên liệu sử dụng cho chế biến, XK phải có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước) hoặc có xuất xứ nội khối (nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA).
 
Theo VASEP, hơn 80% nguyên liệu cá ngừ, DN phải nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam.
Nhưng với nguyên liệu hải sản đánh bắt, đặc biệt là cá ngừ, hơn 80% phải nhập từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Do đó, các DN XK cá ngừ Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các nước đối thủ khác.
Để giúp các DN cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại thì cần mở rộng thỏa thuận về quy tắc xuất xứ hàng hoá theo tiêu chí chuyển đổi mã số HS (CC, CTH). Trong đó, cho phép các nước thành viên FTA được sử dụng nguồn nguyên liệu NK bên ngoài khối để sản xuất, XK vào các quốc gia trong các khối FTA theo thuế suất ưu đãi như những sản phẩm có xuất xứ thuần túy hoặc xuất xứ nội khối.
VASEP đề nghị Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) xem xét đưa vào nội dung dự kiến thảo luận tại các FTA trong thời gian tới về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện và áp dụng quy tắc xuất xứ như sau
Về cơ chế chứng nhận xuất xứ, cần tiến tới cơ chế cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ để giảm bớt các thủ tục hành chính và đề cao tính trách nhiệm cho các DN.
Về hình thức chứng nhận xuất xứ, sớm triển khai các chứng nhận xuất xứ điện tử, kể cả chứng nhận xuất xứ do DN tự chứng nhận trên hệ thống điện tử chung thông qua chữ ký số của DN.
Liên quan đến quy định về xuất xứ hàng hoá, cần mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa để DN có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài khối FTAs để sản xuất và xuất khẩu vào các quốc gia trong khối FTA.
Với tiêu chí xuất xứ tại danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR), cần thiết mở rộng thêm tiêu chí chuyển đổi mã HS (CC, CTH).


Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.