Đánh thức niềm tin thị trường bất động sản

Nếu ví dòng tiền là mạch máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp địa ốc, thì sản phẩm bất động sản chính là thức ăn nuôi dưỡng cơ thể.

151 views Link gốc

Khi cả mạch máu tắc nghẽn, lại không có nguồn thức ăn, thì khó có giải pháp cứu cánh nào khả dĩ có thể gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản.

Thực tế, cả mạch máu lẫn nguồn thức ăn nuôi sống đều đang tắc, không ít doanh nghiệp bất động sản đang sống mòn, thậm chí có doanh nghiệp tồn tại dưới dạng “zombie” (xác sống). Đúng như lời chia sẻ gan ruột của một chủ đầu tư địa ốc trên địa bàn TP.HCM, rằng gần một năm qua, doanh nghiệp của ông đã cố hết sức, tìm mọi cách để duy trì vẻ ngoài bình thường, còn bên trong, tình hình cực kỳ bi đát và doanh nghiệp thực sự mất phương hướng.

Sự bế tắc của thị trường hiện chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế, thị trường đã khó khăn từ nhiều năm trước. Từ năm 2018 đến nay, do thủ tục pháp lý siết chặt, nên hàng trăm dự án bị ách tắc; nguồn cung sản phẩm nhà ở giảm mạnh, giá nhà tăng. Năm 2020 - 2021, thị trường điêu đứng vì dịch bệnh, doanh nghiệp cạn kiệt nguồn lực.

Báo cáo của Bộ Xây dựng phục vụ Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chủ trì, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, đã cơ bản khái quát được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải.

Đó là những vướng mắc liên quan đến thể chế, quy định pháp lý; khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Đó là khó khăn về nguồn vốn tín dụng, về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đó còn là tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của người tổ chức thực thi pháp luật tại địa phương… Và tất yếu, đó còn là những thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp.

Thực ra, không phải đến bây giờ, thực trạng của thị trường bất động sản và những nguyên nhân, giải pháp… mới được đưa ra mổ xẻ. Nhưng có lẽ, quan trọng là phải đánh thức được niềm tin và củng cố thêm niềm tin vào thị trường bất động sản, bởi điều mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần nhất lúc này là những cam kết về chính sách và hành động thực sự, chứ không chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng hay kiến nghị, đề xuất.

Trước khi Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững diễn ra, ở cấp địa phương như TP.HCM cũng đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, làm việc giữa lãnh đạo Thành phố với cộng đồng doanh nghiệp, xem đó như là sự kiện thường niên. Doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cảm nhận được quyết tâm rất cao của lãnh đạo TP.HCM trong việc giải quyết những vướng mắc trên thị trường địa ốc. Song, đại diện một doanh nghiệp (xin được giấu tên) chia sẻ rằng, sau các cuộc đối thoại này, những ách tắc, thậm chí các dự án cụ thể được yêu cầu phải khơi thông ngay vẫn rơi vào… bế tắc, do có những vướng mắc nằm ngoài thẩm quyền xử lý của địa phương.

Còn ở cấp trung ương, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt gồm lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, những cuộc họp trực tiếp với các địa phương cùng đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội cũng đã diễn ra với tần suất dày đặc. Mới đây nhất, tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, lãnh đạo cơ quan này cho hay, sẽ tiếp thu và nghiên cứu, nhưng rất khó đưa ra cơ chế riêng, vì bất động sản không phải là lĩnh vực ưu tiên. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp địa ốc vẫn phải chờ trong trạng thái sốt ruột và lo lắng!

Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng rất lớn vào Hội nghị trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Theo đó, doanh nghiệp mong sớm có những giải pháp cụ thể, những chính sách được thiết kế tổng thể sau khi các cơ quan quản lý đã đánh giá chi tiết và phân loại tình trạng pháp lý của dự án bất động sản, cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp.

Với thị trường bất động sản, cơ chế, chính sách lúc này là rất quan trọng. Cùng với những hành động cụ thể, một khi chính sách được mở, sẽ lập tức kích hoạt dòng vốn lưu thông, các dự án vướng thủ tục, dự án đang xây dựng dở dang cũng sẽ sớm vận hành trở lại. Khi đó, mạch máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp địa ốc sẽ hết tắc, nguồn thức ăn nuôi dưỡng sẽ dồi dào và tất yếu, niềm tin thị trường sẽ được đánh thức.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...