Đại dịch xoay chuyển ngành triển lãm trực tuyến Việt Nam

Quy cách kết nối trên nền tảng trực tuyến cũng đòi hỏi cả nhà tổ chức và các doanh nghiệp tham gia khám phá và trải nghiệm mới hình thành quy trình nhất định trong giao dịch.

450 views Link gốc

Công ty Vinexad (trực thuộc Bộ công thương) thiết kế Triển lãm mô hình trực tuyến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu và mở rộng phát triển thị trường, tìm kiếm cơ hội mới trong những tháng cuối năm. Với các tính năng dễ tiếp cận khách hàng và tương tác hai chiều trên các nền tảng truyền thông số của doanh nghiệp tham gia.

Những ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động không nhỏ tới các sự kiện trong hai năm vừa qua đã làm thay đổi hành vi tiếp cận giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước tại các triển lãm quốc tế thường niên tổ chức tại Việt Nam.

Tuy nhiên, khi nhìn vào mặt tích cực thì đại dịch đã tạo ra một bước ngoặt lớn để chuyển đổi, từ hình thức tổ chức, đến áp dụng triệt để công nghệ và cách thức vận hành sao cho vừa hiệu quả, thực chất và an toàn trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Điển hình là mô hình triển lãm, hoạt động  thu hút đầu tư, hội thảo, kết nối 1-1.

Từ cuối năm 2020, Vinexad đã áp dụng song song hai hình thức triển lãm truyền thống kết hợp trực tuyến là Vietnam Expo Hà Nội, Vietnam Expo TP.HCM và Triển lãm Vietfood & Beverage – Propack.

Theo khảo sát kết quả đạt được sau mỗi sự kiện, từ cuối năm 2020 lượng truy cập vào nền tảng trực tuyến chiếm 15% trên tổng số lượng khách tham quan triển lãm trực tiếp, và tăng lên 50% khách truy cập tại sự kiện Vietnam Expo Hanoi tháng 4/2021.

các giao dịch là trực tuyến nhưng vai trò vận hành và kết nối sát mục tiêu giữa nhà mua và nhà bán là mấu chốt tạo ra hiệu quả.
Các giao dịch là trực tuyến nhưng vai trò vận hành và kết nối sát mục tiêu giữa nhà mua và nhà bán là mấu chốt tạo ra hiệu quả.

Sau mỗi kỳ, Vinexad sẽ rút ra được những ưu điểm và hạn chế để tạo ra một nền tảng tương tác hài hòa được cả tính năng và sự thuận tiện cho người dùng.

Không giống như các trang thương mại điện tử, triển lãm trực tuyến đề cao đến tệp khách hàng đúng mục tiêu là nền tảng cốt lõi của mỗi nhà tổ chức. Đó là giao thương trực tuyến (1-1) với khả năng thuyết phục đạt 60% so với triển lãm trực tiếp.

Thời gian triển lãm kéo dài trong 1 tháng cho phép thông điệp quảng cáo được linh hoạt để tạo thu hút và hướng tới nhiều thị trường khác nhau, nơi mà nền tảng thương mại điện tử và thời công nghệ số có sức hút ngày càng chiếm ưu thế so với cách thức truyền thống.  

Độc giả quan tâm có thể tham gia Triển lãm TẠI ĐÂY!

Triển lãm Thương mại Quốc tế phiên bản trực tuyến (Virtual Edition) sẽ diễn ra trong 1 tháng, từ ngày 2/12/2021 - 2/1/2022 trên nền tảng trực tuyến  do Vinexad tổ chức. Với sự tham gia của các doanh nghiệp nằm trong hệ thống triển lãm chuyên ngành của Vinexad là Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược (Medi-Pharm Expo); Triển lãm chuyên ngành Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay (Hardware & HandTools Expo); Triển lãm chuyên ngành Thể thao (SportShow) với gần 200 doanh nghiệp tham gia trưng bày.

Có thể nói triển lãm trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời hay là hình thức mới lạ trong 2 năm trở lại đây. Nó là hình thức xúc tiến thương mại có tính linh hoạt cao. Tuy các giao dịch là trực tuyến nhưng vai trò vận hành và kết nối sát mục tiêu giữa nhà mua và nhà bán là mấu chốt tạo ra hiệu quả.

Các hoạt động xúc tiến thời điểm này càng phải hiệu suất hơn rất nhiều so với thời điểm trước, bởi chúng góp phần nối lại các đứt gãy về nguồn cung và không ngừng tạo ra giá trị thương mại cho nhiều thành phần kinh tế.  

Đại diện Vinexad cho hay, tổ chức triển lãm online, offline sẽ bổ trợ lẫn nhau trong bối cảnh mới. Dự kiến trong các sự kiện sắp tới, như Vietnam Expo Hà Nội được tổ chức trực tiếp thường niên vào tháng 4 tại Hà Nội, Vinexad  cũng sẽ vẫn duy trì triển lãm trực tuyến để bổ trợ cho xúc tiến xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư quốc tế. 



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...