Đà Nẵng hủy quy hoạch Dự án ga đường sắt

Thành phố Đà Nẵng quyết định hủy toàn bộ quy hoạch Dự án ga đường sắt, dự án đã “treo” suốt 18 năm.

127 views Link gốc

Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Lê Quang Nam vừa ký Quyết định 2967/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định trước đó về sơ đồ ranh giới, quy hoạch nhà ga đường sắt tại các phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam và Hòa Khánh Bắc thuộc quận Liên Chiểu.

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng phê duyệt, ga đường sắt mới được di chuyển lên khu vực thuộc huyện Hòa Vang.

Vì vậy, căn cứ các quy định và kết quả cuộc họp UBND thường kỳ tháng 11, ngày 17/11, UBND TP Đà Nẵng công bố quyết định hủy bỏ các quyết định quy hoạch Dự án ga đường sắt cũ tại quận Liên Chiểu.

Cụ thể, Đà Nẵng bãi bỏ các quyết định gồm Quyết định 5071 (ngày 1/7/2004) phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch nhà ga đường sắt mới, Quyết định 2739 (ngày 23/4/2013) phê duyệt điều chỉnh sơ đồ ranh giới quy hoạch sử dụng đất dự án ga đường sắt mới và Quyết định 4472 (ngày 7/7/2014) phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:2.000 ga đường sắt mới và hệ thống giao thông phục vụ ga.

Thành phố Đà Nẵng quyết định hủy toàn bộ quy hoạch Dự án ga đường sắt.
Thành phố Đà Nẵng quyết định hủy toàn bộ quy hoạch Dự án ga đường sắt.

Dự án di dời ga Đà Nẵng có kế hoạch xây dựng từ năm 2004, được chia thành 2 tiểu dự án gồm Tiểu dự án 1, kinh phí dự kiến 10.236 tỷ đồng và tiểu dự án 2 khoảng 2.400 tỷ đồng. Dự án nhằm giải quyết nút thắt và áp lực về giao thông, bởi ga đường sắt Đà Nẵng nằm giữa lòng đô thị.

Tiểu dự án 1 sẽ di dời nhà ga, tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam ra khỏi trung tâm TP. Đà Nẵng, về phía Tây, gồm: Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ 1.000 mm dài khoảng 29km; xây dựng các công trình vượt sông, đường bộ, đường sắt; xây dựng 1 nhà ga hành khách chính và các ga hàng hóa.

Xung quanh ga đường sắt mới sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng phát triển tích hợp, cải thiện hạ tầng đô thị và nâng cao điều kiện sống cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Tiểu dự án 2 là đền bù giải tỏa phục vụ dự án với kinh phí tạm tính khoảng 2.400 tỷ đồng sẽ sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, sau nhiều năm việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng vẫn chưa thực hiện được. Vì quy hoạch “treo” suốt 18 năm nên khu vực này hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh không được đầu tư, chỉnh trang.



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.