Đã có 52.000 người bị tạm ngừng việc, tỷ lệ thất nghiệp tới mức 2,52%

DNVN – Tính đến 24/7, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta đã tới mức 2,52%. Bên cạnh đó có hơn 70.000 doanh nghiệp đã rút khởi thị trường; 52.000 người bị tạm ngừng việc không lương.

415 views Link gốc

Tỷ lệ thất nghiệp đã tới mức 2,52%

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo trước Quốc hội về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, triển khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng và 26.000 tỷ đồng tại phiên thảo luận tình hình kinh - tế xã hội.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đã tới mức 2,52%. Khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Một số ngành đã ghi nhận sự suy giảm từ năm 2020 nay tiếp tục giảm sâu hơn, như khu vực du lịch, lữ hành giảm sâu tới 54,8%, vận tải giảm 0,7%. 70.000 doanh nghiệp đã phải rút khỏi thị trường.

Dịch bệnh đã tấn công vào thành trì quan trọng của nền kinh tế là khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động, nơi đóng góp nhiều cho thu ngân sách, nơi tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động.

 

Tính đến 24/7: Đã có 52.000 người bị tạm ngừng việc không lương, tỷ lệ thất nghiệp đã tới mức 2,52%.

Tính đến 24/7: Đã có 52.000 người bị tạm ngừng việc không lương, tỷ lệ thất nghiệp đã tới mức 2,52%

Cũng theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cả nước đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỷ đồng với các đối tượng. Riêng việc thực hiện Nghị quyết 42, gói 62.000 tỷ đồng triển khai trong điều kiện chưa có tiền lệ, trong thời gian gấp gáp. Cả nước đã hỗ trợ 39.000 tỷ đồng cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó tiền mặt là 13.000 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng đã đề xuất để sớm tổng kết việc thực hiện gói 62.000 tỷ đồng, đề xuất giải pháp chính sách thực hiện tiếp theo.

52.000 người lao động bị tạm dừng việc không lương

Tính đến ngày 24/7, nhóm chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã chi trả cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động số tiền 4.300 tỷ đồng với tổng cộng 11 triệu người thụ hưởng. Như vậy, nhóm chính sách này đã hoàn thành mục tiêu trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, 52.000 người bị tạm dừng lao động, dừng việc không hưởng lương đã được hỗ trợ. 5.500 hộ sản xuất kinh doanh cũng đã được nhận tiền. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện tái cấp vốn cho các đối tượng, trong một tuần, 62 người sử dụng được giải ngân 50,4 tỷ đồng. Con số này, theo Bộ trưởng Lao động, đã gấp 10 lần so với số thực hiện trong gói 62.000 tỷ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng báo cáo thêm việc thực hiện Nghị quyết 134 Quốc hội về hỗ trợ Tổng Công ty Hàng không. Theo báo cáo sáng nay của Ngân hàng nhà nước, ngân hàng đã ký 4.000 tỷ đồng tái cấp vốn cho doanh nghiệp, đã thống nhất bước đầu 2.000 tỷ và giải ngân được 600 tỷ trong số này, 1.400 tỷ sang tuần sẽ giải ngân nốt.



Hội chứng đáng báo động sau 'cơn bão' sa thải

Sự gắn kết, động lực và niềm tin của người lao động giảm mạnh trong khi tình trạng căng thẳng và kiệt sức gia tăng đáng báo động là một bài toán mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải ...

9 điều không nên làm chốn công sở

Hoạ từ miệng mà ra nên trước khi nói, bạn phải "uốn lưỡi 7 lần", đặc biệt là ở chốn văn phòng làm việc.

“Chia phe” trước quan điểm: Cật lực làm việc không màng nghỉ ngơi, sống vậy có đáng không?

Sống để làm hay làm để sống vẫn là chủ đề khiến nhiều người trăn trở.

Chính sách nhân sự trong giai đoạn “tiền đắt”

Khi thị trường trở nên khó khăn và nguồn vốn đầu tư không còn dễ dãi, các start-up buộc phải điều chỉnh lại chiến lược nhân sự để tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Thương hiệu sản phẩm OCOP chưa được bảo vệ đúng mức

DNVN - Tại hội thảo "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại Đà Nẵng ngày 16/5, TS Nguyễn Thị Thu Hường (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh việc xây dựng và ...

5 nguyên tắc làm trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên có nhiều thứ cần quan tâm hơn là chuyện đến văn phòng phải vui vẻ, bởi lẽ vui mà không hiệu quả thì niềm vui cũng sẽ nhanh qua.

Thời công ty công nghệ là “thiên đường phúc lợi" đã qua?

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Vừa ra trường đã thất nghiệp, người trẻ phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?

Đây là 9 lời khuyên mà những bạn trẻ vừa bước vào thị trường lao động có thể tham khảo để tránh khỏi cảm giác khủng hoảng giữa làn sóng sa thải.

Lương thấp hơn nhưng vui vẻ

Một số người lựa chọn công việc với mức lương thấp hơn nhưng tinh thần lại thoải mái, bớt áp lực.