Công ty bất động sản tìm cách vượt thách thức

Trong bối cảnh khó khăn, các công ty bất động sản đã vận dụng đủ mọi cách để vượt khó. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp mong ngóng nhất là những chính sách mới, tạo niềm tin cho thị trường.

118 views Link gốc
Ảnh minh họa

Thay đổi để thích ứng

Thời gian gần đây, hàng loạt dự án tung khuyến mãi, chiết khấu lớn chưa từng thấy. Điển hình như một dự án nghỉ dưỡng ở Phan Thiết (Bình Thuận) chào bán 10 tỷ đồng/căn nhà phố 100 m2, xây dựng 1 trệt, 1 lầu, nếu thanh toán 50% chỉ còn khoảng 6 tỷ đồng/căn. Một dự án ở Đồng Nai giá trước đây 13 tỷ đồng, nay còn khoảng 7,2 tỷ đồng nếu thanh toán 50% mức giá mới này.

Tại các dự án của Tập đoàn An Gia, chủ đầu tư đưa ra chính sách khuyến mãi khá thoáng khi khách hàng mua nhà phố chỉ cần thanh toán trước 15%, sau đó thanh toán theo tiến độ từ 2%/tháng trong 18 tháng. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng tăng chiết khấu 2% cho cổ đông hoặc khách hàng tại một số khu vực, chiết khấu 1% cho khách hàng thân thiết. Hỗ trợ 100% lãi suất trong vòng 18 tháng, ân hạn nợ gốc và miễn phí tất toán trước hạn.

Các chủ đầu tư lớn như Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh, Địa ốc Phú Long… cũng đang có kế hoạch để mở bán trong quý cuối năm với những chương trình ưu đãi lớn, thậm chí khuyến mãi, chiết khấu đến 50% nếu khách hàng thanh toán ngay 95% giá trị sản phẩm.

Ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Asia New Time cho rằng, những chủ đầu tư bung hàng trong đợt này sẽ không đặt giá cao để tự làm khó mình. Khó khăn lớn nhất với thị trường bất động sản lúc này là khó tiếp cận nguồn vốn, dù các cơ quan quản lý nói không siết, nhưng hầu hết chủ đầu tư đang rất khó vay vốn ngân hàng. Do vậy, các chủ đầu tư phải xoay xở, tìm cách huy động trực tiếp từ người mua nhà.

“Việc tăng chiết khấu ở mức tương đương chi phí đi vay ngân hàng để giảm giá nhà cho người mua là một trong những giải pháp của doanh nghiệp để tự cứu mình trong bối cảnh thị trường có nhiều điểm nghẽn như hiện nay”, ông Tiến nói.

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, ngoài vấn đề về chính sách ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn thực hiện dự án, một số tập đoàn, doanh nghiệp đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, hoặc phải giảm lương để cắt giảm chi phí.

Mới đây, một tập đoàn bất động sản lớn tại TP.HCM đã phải cắt giảm 50% nhân sự, đồng thời ra thông báo trong nội bộ về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu của khách hàng hiện tại. Theo đó, trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung tất cả nguồn lực để tiếp tục triển khai hoàn thiện các dự án có quy mô lớn, dài hạn. Tiết giảm các hạng mục đang xây dựng vượt tiến độ chưa cần thiết. Đồng thời, tái cấu trúc, bố trí lại một cách hiệu quả nguồn lực của các dự án chưa triển khai.

Trông chờ chính sách mới

Chia sẻ tại cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Minh Khái mới đây, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam cho biết, 70% khó khăn của dự án bất động sản nằm ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.

Giám đốc một công ty bất động sản cho biết, quy trình rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3-5 năm), với dự án nhà ở xã hội còn lâu hơn. Ngoài ra, cũng có tình trạng tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý của một số cán bộ, công chức, dẫn đến đùn đẩy hồ sơ. Điều này làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Theo ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, ngoài khó khăn do pháp lý thiếu đồng bộ, các luật “đinh” như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đang trong thời gian sửa đổi, khiến “không ai dám làm, không dám phê duyệt”, thì việc kiểm soát dòng tín dụng vào thị trường bất động sản cũng gây tác động rất lớn tới tâm lý thị trường.

“Các nhà phát triển bất động sản và cả người mua đang mất lòng tin, ảnh hưởng xấu đến thị trường và cả nền kinh tế. Chính phủ phải sớm có định hướng rõ ràng dẫn dắt thị trường, có thời hạn cụ thể việc hoàn thiện sửa đổi luật, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, cụ thể, minh bạch để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư”, ông Sơn nói.



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.