Công nhân của Amazon bị vắt kiệt sức trong mùa làm việc cao điểm

Những ngày lễ là khoảng thời gian mệt mỏi đối với nhân viên kho hàng và giao hàng của Amazon, một “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử.

169 views Link gốc

Khối lượng công việc tại các kho hàng của Amazon đang quá tải

Những ngày lễ cuối năm đã đến gần, đây cũng chính là mùa cao điểm tại các kho hàng của Amazon. Ngày thường, nhân viên của công ty này vốn đã phải đối mặt với tình trạng quá tải công việc, thậm chí không có đủ thời gian tắm rửa. Đến mùa cao điểm, số lượng hàng hóa trong kho thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba. 

Những người công nhân này cho biết có lúc họ phải khuân vác những kiện hàng nặng trong vòng 12 giờ, hoặc giao hàng tới hơn 200 địa chỉ mỗi ngày, tổng thời gian tăng ca có khi lên đến gần 60 giờ một tuần (số giờ làm việc trung bình trong một tuần của người Mỹ là 38.7 giờ, theo khảo sát năm 2021). Danh tính của những nhân viên này được giữ kín, vì họ đối diện với nguy cơ mất việc nếu bị phát hiện tiết lộ thông tin.

Một nhân viên làm việc tại kho Massachusetts cho hay, thường thì hầu hết công nhân ở đây làm việc trong kho 44 giờ mỗi tuần. Mùa cao điểm, có nhân viên làm tới 55 giờ một tuần. “Chúng tôi còn không thể phản kháng khi bị ép làm thêm ngoài giờ vào ngày nghỉ. Những gì chúng tôi đang trải qua thực sự vắt kiệt cả thể chất lẫn tinh thần”.

Tại JK8, một nhà kho khổng lồ của Amazon được đặt tại Staten Island, New York, công nhân ở hầu hết các bộ phận phải tăng thời gian làm việc của họ lên 11,5 giờ mỗi ngày, bốn ngày một tuần và thêm 11,5 giờ bổ sung hằng tuần. Vậy nghĩa là họ đang làm việc tối thiểu 57,5 giờ một tuần, thậm chí nhiều hơn vào ngày không có tăng ca. Công ty đã thuê 25 nhân viên mới để hỗ trợ, tuy nhiên, 20 người trong số họ rời đi ngay ngày làm việc đầu tiên.

Công nhân của Amazon bị vắt kiệt sức trong mùa làm việc cao điểm  - Ảnh 1.

 

Amazon và nỗ lực cải thiện tình hình để giữ chân nhân viên

Biết rằng các công nhân đều thấy mệt mỏi trong giai đoạn này, Amazon đang cố gắng cải thiện tình hình. Cụ thể, Amazon thực hiện các chính sách để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên của mình, đồng thời phát tờ rơi với thông điệp khuyến khích “Hãy vui lên!”. Một trong số những tờ rơi còn liệt kê danh sách những việc mà người lao động nên làm trong mùa cao điểm, chẳng hạn như:

- Chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất

- Để tâm đến đồng nghiệp

- Cải thiện an toàn công nghệ và văn hóa nội bộ

- Cùng ăn mừng vì những thành tựu mà chúng ta đã đạt được.

Trong tờ rơi khác, nhân viên được nhắc nhở “chăm sóc bản thân vào mùa cao điểm”, “Nếu bạn bị chấn thương, khó chịu hoặc mệt mỏi, bạn phải báo cho quản lý ngay lập tức. Bạn sẽ được chăm sóc chu đáo tại AMCARE, một phòng khám của Amazon. Thư viện Working Well sẽ cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe nhằm hỗ trợ bạn tại nơi làm việc và ở nhà”. Nhân viên Amazon cũng được khuyến khích uống đủ nước.

Công nhân của Amazon bị vắt kiệt sức trong mùa làm việc cao điểm  - Ảnh 2.

Kho hàng khổng lồ tại Amazon.

Người phát ngôn của Amazon, Steve Kelly, cho biết mùa cao điểm của công ty thường bắt đầu từ giữa tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 12. Mùa cao điểm tại JFK8 bắt đầu vào Black Friday và dự kiến kết thúc vào đêm Giáng sinh. Trong email, Kelly nhấn mạnh rằng công nhân không lao động hơn 60 giờ một tuần, hoặc hơn 12 giờ một ngày. 

Để giảm gánh nặng và sức ép lên nhân viên, công ty đã thuê thêm hàng chục nghìn nhân viên thời vụ để hỗ trợ. “Những ngày nghỉ lễ là thời gian bận rộn nhất trong năm. Mặc dù việc nhiều, chúng tôi cũng cố gắng cân bằng khối lượng công việc để những nhân viên tuyến đầu được nghỉ ngơi, và dành thời gian cho gia đình, bạn bè của họ”, Kelly giải thích.

Ông cũng cho biết công ty đã đầu tư 1 tỷ đô la để tăng lương cho phần lớn nhân viên vào năm nay. Vào tháng 10, công nhân đã được tăng lương với số tiền dao động từ 25 xu đến 1,25 đô la. Mọi người đều nhận được mức tăng lương lên tới 13,25%. Tuy nhiên, việc tăng lương này được cho là khoản tiền bù đắp cho bảo hiểm y tế, vì đến năm 2023, chi phí bảo hiểm y tế của nhân viên sẽ tăng lên 13.43%.

Với gói bảo hiểm tiêu chuẩn, nhân viên toàn thời gian của Amazon phải trả 91 đô hằng tháng nếu trả theo diện cá nhân. Tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên nếu gói bảo hiểm được mở rộng cho cả vợ/chồng, hoặc con cái. Vào năm 2023, nếu chi phí bảo hiểm tăng 13,43%, họ sẽ phải trả 100 đô hằng tháng cho gói tiêu chuẩn này. Người phát ngôn của Amazon không bình luận thêm về bất kỳ điều gì về sự gia tăng chi phí bảo hiểm y tế.

Nhiều công nhân của Amazon vẫn quyết định rời đi vì cảm thấy không được trả lương xứng đáng

Đối với ngành giao hàng nói chung, mùa cao điểm (ngày lễ lớn) là khoảng thời gian quá tải nhất trong năm. Do đó, các công ty thường phải tăng thời gian làm việc của công nhân lên để đáp ứng thời hạn giao hàng. Tỷ lệ nghỉ việc của Amazon là 150% - cao nhất trong thị trường, và với tình hình căng thẳng vào dịp lễ tới, có thể sẽ có nhiều người rời đi hơn.

“Rất nhiều người đã bỏ việc trước kỳ nghỉ lễ vì lường trước được kế hoạch và khối lượng công việc. Yêu cầu công nhân làm việc quá tải sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của họ”, một tài xế lái xe tại kho hàng Amazon Virginia cho biết. 

Một nhân viên ở kho Midwest cũng thông báo thiếu nhân lực. Công nhân không muốn làm việc vì số tiền nhận được không xứng với công sức bỏ ra. Amazon không trả mức lương cao như họ đã hứa hẹn thời đại dịch. 

Công nhân của Amazon bị vắt kiệt sức trong mùa làm việc cao điểm  - Ảnh 3.

 

Công nhân của Amazon bị vắt kiệt sức trong mùa làm việc cao điểm  - Ảnh 4.

Vì quá bận rộn, không ít người đã nghỉ tới chuyện bỏ việc.

Đến năm nay, Amazon ra chính sách thưởng $3.000 cho nhân viên mới. Tuy nhiên, sau 30 ngày làm việc đầu, nhân viên mới chỉ nhận được 1.000 đô la, phần còn lại được thanh toán sau khi họ đạt mốc 60 và 90 ngày. Nhưng các nhân viên kỳ cựu đều nhận định về lâu dài thì điều này cũng không giúp ích cho việc giữ chân người lao động.

Chính sách hứa tặng thưởng lúc đầu nghe có vẻ khá hấp dẫn, bởi đã có nhiều nhân viên mới vào làm, nhưng sau khi “thực chiến” trong một hoặc hai ca, họ thấy số tiền được trả không xứng đáng với công sức đã bỏ ra. 

Một tài xế tại Georgia than phiền: “Sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người cạn kiệt. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải đẩy năng suất lên liên tục. Thời gian cho gia đình, bạn bè không còn. Tôi không nghĩ mình muốn cống hiến thêm chút nữa”. 

Tương tự, một người lao động tại khu vực Midwest cũng lên tiếng đòi quyền công bằng khi cho biết nhân viên đã giúp công ty thu về nhiều tiền nhưng không được trả lương tương xứng. Vậy nhưng, đối với anh thì xin nghỉ việc thật không dễ. Bởi tiền lương giúp anh trang trải chi phí nhà cửa, trả tiền thuê nhà, chi tiêu trong dịp Giáng Sinh sắp tới và trong thời kỳ lạm phát. Trong 2 năm qua, công nhân của Amazon chỉ được trả thêm $3 mỗi giờ trong mùa cao điểm. “3 đô la hầu như không đáng, nhưng ít nhất là có còn hơn không”, anh tự an ủi mình.

Nguồn: Vice


Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...