Có mentor, khởi nghiệp mới thành

Có mentor, khởi nghiệp mới thành

Để giảm thiểu rủi ro cho hành trình khởi nghiệp, đã có nhiều động thái từ Chính phủ, các quỹ đầu tư cũng như sự chủ động từ các start-up. Bên cạnh đó, không thể thiếu vai trò dìu dắt, định hướng của các mentor (người hướng dẫn, cố vấn)

116 views Link gốc

Theo nghiên cứu của Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans vào năm 2020, chỉ có dưới 5% start-up Việt Nam tổ chức được sinh nhật lần thứ 2. Tỉ lệ này quá thấp và cho thấy hành trình khởi nghiệp dù đầy tiềm năng phát triển nhưng cũng rất khốc liệt.

"Ra khơi" một mình nhiều rủi ro

Qua thực tế tiếp xúc nhiều bạn trẻ khởi nghiệp và lắng nghe các chuyên gia, tôi tạm thời rút ra vài yếu tố có thể giúp một người khởi nghiệp thành công.

Đầu tiên, bạn cần có ý tưởng tốt, có chiến lược và kế hoạch cụ thể, biết quản lý tài chính một cách phù hợp. Đương nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến yếu tố con người. Việc chọn lựa bạn đồng hành phù hợp, có cùng mơ ước, mục tiêu, bổ sung năng lực cho nhau, đồng cam cộng khổ đi suốt đường dài là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, ngay cả khi start-up đã chuẩn bị kỹ càng các yếu tố nêu trên thì những rủi ro phát sinh vẫn cứ xảy ra. Khi con tàu khởi nghiệp chông chênh, ai sẽ là người giúp bạn giữ nguyên động lực ban đầu và dẫn dắt toàn đội vượt qua sóng gió?

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Muốn biết con đường sắp tới chông gai như thế nào, hãy hỏi những người quay về từ đó". Người đã đi qua chắc chắn có nhiều trải nghiệm, bản lĩnh vững vàng và không ai khác hơn, đó là những thế hệ doanh nhân đi trước. Họ từng "lên bờ xuống ruộng" với nhiều bài học thành công và thất bại.

Lực lượng doanh nhân thành công ở Việt Nam ngày nay rất dồi dào. Họ có sẵn tấm lòng muốn chia sẻ, hỗ trợ thế hệ tiếp nối nhưng cũng rất bận rộn và không biết chắc điều họ có và thứ bạn cần có giống nhau không. Cái khó ở đây là làm sao start-up tìm được cho mình một người đi trước cùng "tần số" và sẵn sàng dành thời gian chia sẻ.

Khi "nhu cầu cho" và "mong muốn nhận" đã sẵn sàng thì hệ sinh thái mentoring xuất hiện. Đó là sân chơi cho mentor - người có kinh nghiệm và mentee - người đi tìm kinh nghiệm gặp gỡ, kết nối, cùng nắm tay nhau đi trên một hành trình. Người có kinh nghiệm trong vai trò mentor - người cố vấn, hướng dẫn - sẽ nắm tay kéo start-up lên, vực họ dậy sau thất bại. Đó vừa là người thầy chỉ đường, dẫn dắt vừa là người bạn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đồng hành với start-up.

Có mentor, khởi nghiệp mới thành - Ảnh 1.

Mentoring là mô hình hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ kế thừa. Tiếc là hệ sinh thái mentoring chưa được phát triển rộng rãi, đặc biệt là không phải tổ chức nào cũng có thể tự thiết lập được. Thông qua truyền thông và nhu cầu ngày càng lớn của các start-up, hy vọng hệ sinh thái mentoring ngày càng phát triển ở Việt Nam trong tương lai gần.

Người đồng hành nhiều kinh nghiệm

Bằng chứng cho sự cần thiết của mentor đối với các start-up có ở ngay các cộng đồng mentoring mà tôi đang tham gia. Điển hình là SME Mentoring 1 on 1. Đây là một trong những tổ chức mentoring xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam dành cho người khởi nghiệp. Đến nay, họ đã có hơn 20.000 thành viên là các mentor, mentee và quan sát viên. Nhiều start-up thành công đã được các mentor trong tổ chức này dìu dắt ở giai đoạn đầu khởi nghiệp.

Phan Sỹ Quý - người đồng sáng lập chuỗi cơm tấm Phúc Lộc Thọ, một điển hình start-up thành công - cho biết giá trị từ mentoring lớn nhất mà anh nhận được là nhận thức. Quý đúc kết kinh nghiệm rằng mentor giúp các start-up có cái nhìn bao quát, thành công nhanh mà ít trả giá. Thông qua trải nghiệm thành công của người đi trước, người đi sau dễ dàng đưa ra lựa chọn và có quyết định chính xác hơn.

Hồng Vân, khởi nghiệp với Công ty Nấm Tươi Cười khá nổi tiếng trong giới start-up, cũng tiết lộ những trải nghiệm quý giá về mentor. Theo Hồng Vân, nếu không gặp các mentor, chưa chắc cô mạnh mẽ như bây giờ. "Nhờ có các anh chị, lớp trẻ chúng tôi mới hiểu thế nào là doanh nhân tử tế và quyết tâm kế tục tinh thần ấy - tinh thần của người gieo hạt và thả diều" - Hồng Vân bày tỏ.

Những năm gần đây, Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam đã xây dựng thành công một câu lạc bộ mentoring. Nơi này không chỉ nâng đỡ các bạn trẻ khởi nghiệp mà còn ươm mầm những tài năng ngay từ khi còn là sinh viên.

Mentee Vân Anh vừa lên đường tham gia 1 khóa đào tạo tại Ireland ngay sau khi kết thúc hành trình mentoring tại Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam. Vân Anh cho biết trong nhiều tình huống, câu hỏi của mentor như bật công tắc sáng đèn trong đầu start-up. Cách mentor gửi gắm thông điệp qua những câu chuyện kể đời thường, chân thực nhưng để lại dấu ấn mạnh mẽ.

"Người thầy vĩ đại là người truyền cảm hứng. Với tôi, mentor không chỉ truyền cảm hứng mà còn là người đồng hành trên hành trình trưởng thành của mình, giúp tôi nhận ra giá trị bản thân và tin vào chính mình" - Vân Anh thổ lộ.

Những nhận định trên từ các mentee cũng là start-up phần nào phản ánh khách quan vai trò của mentor. Mentor và mentee là mối quan hệ nhân văn - hai bên cùng tự nguyện nhưng được bảo hành bởi một tổ chức và rất hữu ích cho thế hệ trẻ lập nghiệp cũng như khởi nghiệp. 

Mentoring là mô hình hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ kế thừa. Tiếc là hệ sinh thái mentoring chưa được phát triển rộng rãi, đặc biệt là không phải tổ chức nào cũng có thể tự thiết lập được. Thông qua truyền thông và nhu cầu ngày càng lớn của các start-up, hy vọng hệ sinh thái mentoring ngày càng phát triển ở Việt Nam trong tương lai gần.
Lê Thị Thanh Lâm (mentor, tác giả sách)


Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...