Cơ hội đầu tư giữa 'cơn bão' khủng hoảng điện: Đâu là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất?

Các nhà sản xuất than và khí đốt tự nhiên tại châu Á sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn từ mức giá cao hơn. Trong khi đó, nhóm ngành năng lượng xanh lại có lợi thế trong thời gian dài.

279 views Link gốc

Giá năng lượng toàn cầu tăng đột biến và việc Trung Quốc giảm tiêu thụ điện dường như sẽ khiến nhiều lĩnh vực lao đao trên TTCK châu Á, trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng và sản lượng bị ảnh hưởng.

Hiện tại, nhóm cổ phiếu Trung Quốc đang được nhà đầu tư theo dõi sát sao hơn cả, do đây là quốc gia tiêu thụ điện và nhà xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới. Các nhà máy sản xuất mọi thứ, từ đồ chơi cho đến linh kiện quan trọng của Apple hay Tesla, đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các nhà sản xuất than và khí đốt tự nhiên tại châu Á sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn từ mức giá cao hơn. Trong khi đó, nhóm ngành năng lượng xanh lại có lợi thế trong thời gian dài hơn. Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng để tạo ra kim loại và hoá chất có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhu cầu đối với hydrocarbon tăng lên khi các nền kinh tế hồi phục sau đại dịch và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đã dẫn đến tình trạng thiếu điện. Việc Trung Quốc ngày càng tích cực thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải đang gây những ảnh hưởng tức thời đến các doanh nghiệp.

Hiện tại, hơn một nửa các tỉnh ở Trung Quốc đại lục đang hạn chế sử dụng điện, buộc các nhà máy phải đóng cửa theo đó gây tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dưới đây là một số nhóm cổ phiếu và lĩnh vực nhà đầu tư đang quan tâm:

Khí đốt

Các công ty sản xuất và xuất khẩu khí đốt của châu Á sẽ là những bên được hưởng lợi rõ ràng từ việc mức giá tăng cao. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhập khẩu, tiêu thụ và phân phối lại ở "thế yếu".

Một số doanh nghiệp được Bloomberg dự đoán sẽ có lợi thế bao gồm: Woodside Petroleum của Australia, Petronas Gas Bhd. của Malaysia, Inpex Corp. của Nhật Bản, Oil and Natural Gas Corp. và Reliance Industries Ltd. của Ấn Độ. Mặt khác, các nhà phân phối khí đốt như China Gas Holdings Ltd., Hong Kong and China Gas Co. và Kunlun Energy Co. có thể phải chịu áp lực.

Các nhà nhập khẩu khí đốt của Ấn Độ như Petronet LNG Ltd. và các nhà phân phối khí đốt trong thành phố - những công ty sử dụng khí tự nhiên làm nguyên liệu, như Indraprastha Gas Ltd. đang chuẩn bị đối mặt với mức giá tăng cao.

Neil Beveridge - nhà phân tích cấp cao về lĩnh vực năng lượng tại Sanford C. Bernstein, nhận định: "Rủi ro ở đây là các nhà phân phối khí đốt sẽ nhận thấy tỷ suất sinh lời gặp áp lực lớn khi mùa đông sắp đến." Ông nói thêm, các doanh nghiệp này có thể không thể đáp ứng được mức giá cao vì được điều chỉnh theo Trung Quốc.

Than và điện

Các công ty khai thác than có thể tích cực hoạt động hơn trong bối cảnh giá của loại hàng hoá này tăng cao. Các cổ phiếu nhà đầu tư cần theo dõi bao gồm: Adaro Energy Tbk của Indonesia, Whitehaven Coal Ltd. của Australia và Coal India Ltd. Các doanh nghiệp Trung Quốc gồm có: China Shenhua Energy Co., China Coal Energy Co. và Shanxi Coking Coal Energy Group Co.

Hôm 27/9, giá cổ phiếu các nhà máy điện than của Trung Quốc như Huadian Power International Corp., Huaneng Power International Inc. và Datang International Power Generation Co. đều lao dốc và chỉ hồi phục một phần ở phiên ngày hôm qua.

Các nhà sản xuất điện than độc lập ở Trung Quốc có khả năng báo lỗ ròng trong quý III, do chi phí tăng cao, theo các nhà phân tích của Citigroup. Họ nói thêm rằng, các doanh nghiệp này sẽ không thể chuyển gánh nặng giá than tăng cao cho người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp sử dụng điện

Giá điện tăng cao có khả năng sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu của những doanh nghiệp sử dụng điện với khối lượng lớn, ví dụ như Aluminum Corporation of China Ltd., Baoshan Iron & Steel Co., Angang Steel Co., China National Chemical Engineering Co. và Zhejiang Longsheng Group Co.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc cắt điện đang ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp. Do đó, nhu cầu vận chuyển cũng sụt giảm và ảnh hưởng đến cổ phiếu của các hãng logistics như Cosco Shipping Holdings Co.

Shi Junbo - nhà quản lý quỹ tại Hangzhou Xiyan Asset Management Co., nhận định: "Cú sốc này cũng là lời cảnh tỉnh đối với một số nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu chu kỳ như kim loại và than, rằng giai đoạn tăng trưởng tốt nhất đã đi qua."

Chuỗi cung ứng toàn cầu

Một số nhà cung cấp cho iPhone và các nhà sản xuất ô tô đã phải tạm dừng hoạt động ở một số cơ sở tại Trung Quốc, nhằm đáp ứng mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc.

Nhà cung cấp của Apple - ASE Technology Holding Co., cho biết một nhà máy ở thành phố Côn Sơn sẽ ngừng sản xuất từ ngày 27/9 đến 30/9 do hạn chế về nguồn điện. Những cổ phiếu khác sẽ chịu ảnh hưởng tương tự bao gồm: các nhà cung cấp cho Tesla như Eve Energy Co. và Ningbo Joyson Electronic Corp. Ngoài ra, các hãng sản xuất ô tô cũng trở thành "nạn nhân": BYD Co., Geely Automobile Holdings Ltd., Li Auto Inc., SAIC Motor Corp. và XPeng Inc.

Các nhà phân tích của Bank of America cho biết: "Nếu việc thắt chặt nguồn cung điện kéo dài hơn, giá nguyên liệu ‘thượng nguồn’ có thể sẽ tăng, gây áp lực cho các nhà sản xuất linh kiện."

Cổ phiếu năng lượng xanh

Trong khi đó, các công ty sản xuất điện thông qua những nguồn năng lượng tái tạo như gió và nước sẽ chiếm ưu thế. Ví dụ, cổ phiếu của China Longyuan Power Group Corp. chạm đỉnh vào phiên ngày 27/9 sau khi tăng 21% trong 5 phiên. Các cổ phiếu khác đang được chú ý bao gồm: Huaneng Lancang River Hydropower Inc., Fujian Mindong Electric Power Ltd. và Cecep Wind-Power Corp.

Tờ Economic Daily cho biết, cách cuối cùng để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung điện là chuyển đổi sang mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn.

Shi đến từ Hangzhou Xiyan Asset cho hay: "Về lâu dài, những sự kiện như vậy sẽ tạo động lực lớn hơn cho ngành năng lượng gió và mặt trời. Đồng thời, mục tiêu giảm phát thải cũng thúc đẩy năng lượng sạch được áp dụng vào mạng lưới điện."

Doanh nghiệp và tiếp thị



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Chứng khoán kỳ vọng tạo đáy

Đánh giá diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng thị trường đã kết thúc điều chỉnh và chuẩn bị một xu hướng tăng mới.

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Rủi ro khi ủy thác tài khoản chứng khoán cho môi giới

Thay vì ủy thác tài khoản chứng khoán cho các môi giới ẩn chứa nhiều rủi ro, nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm (F0) nên mua chứng chỉ quỹ có uy tín hay ủy thác cho các công ty quản lý quỹ lớn ...

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Chứng khoán đỏ sàn, chuyên gia lý giải ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực trong phiên đầu tuần (chiều 25/9) do dòng tiền “tháo chạy” khiến cổ phiếu nằm sàn la liệt. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao ...

Chuyên gia Dragon Capital dự báo chứng khoán sẽ bùng nổ năm 2024

Dragon Capital dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ 25% so với cùng kỳ nhờ vào biên lợi nhuận ròng được cải thiện.

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác, xúc tiến đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 13/9, tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hai nước đều cho rằng tiềm năng hợp tác về đầu tư ...