Chuyển đổi số doanh nghiệp - bước đi sống còn trong thời đại kinh doanh mới

5 năm trước, khi khái niệm chuyển đổi số mới được manh nha ở Việt Nam, chỉ được một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp quan tâm.

424 views Link gốc

Tuy nhiên, sau những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế trước đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp buộc phải nhìn nhận chuyển đổi số như một hoạt động tất yếu trong hành trình phát triển và bứt tốc.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và những tác động tích cực của nó đến nền kinh tế, ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngày 14/6/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức công bố tài liệu '"Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp" nhằm đưa ra các kiến thức, lộ trình và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Từ đây, chuyển đổi số doanh nghiệp không còn là khái niệm mơ hồ nữa mà là điều kiện cần phải có để các doanh nghiệp có thể bứt phá trong điều kiện, hoàn cảnh mới, đặc biệt là ở thời kỳ dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng và kéo dài như hiện nay.

Chuyển đổi số là điều kiện cần để các doanh nghiệp bứt phá trong thời kỳ phát triển mới.

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) tại Việt Nam, tính đến tháng 6.2020, có 48% doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển sang nền tảng số. Từ tháng 6 đến tháng 9-10/2020, tỉ lệ doanh nghiệp chuyển sang nền tảng số tăng lên thêm 11%.

Theo các chuyên gia của World Bank, việc các doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang nền tảng số trong thời gian qua cho thấy đang ở giai đoạn đầu của việc sử dụng công nghệ 4.0. Việc này đã mang đến những hiệu quả nhất định. Điều đó được chứng minh trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, việc chuyển sang nền tảng số giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với thị trường trong bối cảnh bình thường mới. Trong đó, việc chỉ đạo, điều hành thông qua môi trường trực tuyến bắt đầu được trọng dụng. Dịch Covid-19 thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Việt chú trọng đầu tư vào nền tảng số, qua đó tạo thuận lợi cho đội ngũ, cán bộ nhân viên làm việc từ xa thông qua nền tảng số kết nối trong doanh nghiệp.

Nền tảng số còn giúp tiết giảm nhân lực, giảm chi phí thông tin và giao dịch; chuẩn hóa quy trình, phản ứng kịp thời, qua đó giúp nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ; nâng cao chất lượng công việc và gia tăng năng suất…

Từ những số liệu này cho thấy, nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng chuyển đổi hình thức kinh doanh thì đó sẽ là một bước thụt lùi trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Vậy chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa - chuyên gia hàng đầu Việt Nam về kinh tế, Chiến lược và Cách mạng Công nghiệp 4.0 - có không ít người nhầm lẫn hai khái niệm “chuyển đổi số” và “số hóa”. Để làm rõ vấn đề này, chuyên gia Thái Hòa đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn, súc tích nhất:

- Số hóa được hiểu là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, ví dụ như việc thay vì quản lý hồ sơ nhân viên bằng file cứng thì nay bộ phận nhân sự các doanh nghiệp đã có thể nhập liệu lên file excel và quản lý trên đó bằng các phần mềm,...

- Còn “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Có thể hiểu chuyển đổi số là mức độ cao cấp hơn số hóa.

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa.

Với những kinh nghiệm phong phú khi từng làm việc 13 năm cho tập đoàn đa quốc gia Schneider Electric của Pháp, kinh qua các vị trí quan trọng như Giám đốc chiến lược của Tập đoàn FPT, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược của VNPT, chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa cho hay: Chuyển đổi số ở Việt Nam còn cần nhiều thời gian và công sức để thay đổi khi mà các doanh nghiệp hiện nay vẫn có thói quen làm việc bằng email, chỉ đạo công việc thông qua các cuộc họp thường xuyên... Để thay đổi được những thói quen đã ăn sâu bám rễ cần một cuộc "cách mạng" thực sự ngay trong nội tại của các doanh nghiệp.

Theo ông Hòa, kể cả khi các doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số thì một số vẫn mắc sai lầm bởi suy nghĩ chuyển đổi số là việc số hóa tất cả mọi thứ hay mọi việc là do đơn vị cung cấp nền tảng đảm nhận. Do đó, để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp phải đi theo một lộ trình bài bản, chắc tay ngay từ vấn đề khái niệm.

Để giúp các doanh nhân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, Học viện số hoá doanh nghiệp APEC EDU đã, đang và sẽ tổ chức các buổi Livestream với các chủ đề về chuyển đổi số doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, trong ngày 14/7 tới đây, từ 19h30 – 21h30, APEC EDU sẽ có buổi Livestream trao đổi về vấn đề nóng hổi đó là “Chuyển đổi số doanh nghiệp thời Covid”, một nội dung mà các doanh nghiệp thực sự quan tâm khi dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp ở nước ta.

Học viện số hoá doanh nghiệp APEC EDUCATION (APEC EDU) là đơn vị chuyên tư vấn và đào tạo các CEO, các chủ doanh nghiệp về chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp theo xu thế 4.0.

Tư vấn chiến lược và quản trị doanh nghiệp trên phần mềm số nhằm phục vụ nhu cầu học tập và thực chiến bằng các công cụ quản trị doanh nghiệp thực tiễn. Đáp ứng các giải pháp cho xu thế xã hội 4.0 và các bức xúc của doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay dựa trên các Case-studies của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, những bộ công cụ chuẩn mực toàn cầu để nâng tầm SME Việt Nam.

 



Hạ mặt bằng lãi suất sẽ giúp nhu cầu vay vốn khởi sắc trở lại

Sau quyết định giảm các mức lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã nhanh chóng thay đổi biểu lãi suất.

Đề xuất áp dụng thuế suất thấp hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

DNVN - Theo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp ...

Quy định tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Thông tư số 13 quy định chi tiết về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng, đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản...

Nông sản thực phẩm Việt Nam tìm cách chinh phục thị trường khó tính

Đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để tạo ra sản phẩm chế biến sâu, chất lượng cao, doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam từng bước khẳng định thương hiệu trên thị ...

Hà Nội đặt mục tiêu 100% huyện đạt nông thôn mới, trong đó 5 huyện đạt nông thôn mới nâng cao

HNP - Sáng 17/3, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU cùng đoàn công tác Thành phố kiểm tra thực tế ...

Sản xuất và tiêu thụ thép giảm mạnh

Sản xuất thép thành phẩm 2 tháng đầu năm giảm 16,3% với 4,285 triệu tấn, cùng đó, tiêu thụ thép các loại cũng giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh nghiệp gặp khó khi xuất khẩu hải sản vì vướng quy định gỡ "thẻ vàng"

(NLĐO) – Nhiều doanh nghiệp gặp vướng khi xin cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) cho lô hải sản xuất khẩu sang EU

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực

HNP - Ngày 16/3, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức cuộc họp thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả chỉ ...

Tiết kiệm điện: phải lấy người tiêu dùng làm trung tâm

(NLĐO)- Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tình trạng sử dụng điện còn nhiều lãng phí, người dân cần được hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.