Chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với thiên tai

Tình hình thiên tai thời gian gần đây diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, lũ lụt, sạt lở bờ sông gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Theo dự báo, Đồng Tháp cũng có nguy cơ phải đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn. Trước tình trạng trên, Đồng Tháp đã từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp để thích ứng với thiên tai.

261 views Link gốc
Nông dân Đồng Tháp thu hoạch cá tra. Ảnh: Thúy Hằng

Nguy cơ không còn mùa lũ

Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Vị trí địa lý đó giúp cho địa phương này được hưởng lượng phù sa màu mỡ từ các dòng sông mỗi mùa lũ về. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mực nước lũ xuống thấp, làm giảm đáng kể lượng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng vùng Đồng Tháp Mười nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

Thực trạng đó khiến cho năng suất cây trồng giảm, đặc biệt là lúa, dẫn đến nông dân phải bón phân hóa học tăng, gây nguy cơ ngộ độc và thoái hóa đất. Mặt khác, do lũ “không về” đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống dân cư vùng lũ, làm giảm thu nhập từ sản phẩm mùa lũ (tôm, cá, các đặc sản từ đồng lũ...). Bên cạnh đó, việc lũ nhỏ hoặc không có lũ cũng tác động lớn đến hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười làm giảm đi sự đa dạng sinh học.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, dưới tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của con người... thì lượng nước lũ có thể sẽ tiếp tục giảm đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Thách thức đặt ra trong tương lai đối với tỉnh Đồng Tháp là phải đối mặt với tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn. Thực tế, tình hình thiếu nước sinh hoạt, sản xuất xảy ra cục bộ ở một số vùng sâu, vùng xa, với khoảng hơn 118.000 người dân thường xuyên bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng sạt lở bờ sông. Tính đến hết quý 4-2020, toàn tỉnh Đồng Tháp có 146km bờ sông bị sạt lở, tổng số 6.334 hộ đang sinh sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở, cần phải di dời đến nơi ở mới an toàn. Ước tính, giai đoạn 2005-2019, sạt lở bờ sông gây thiệt hại khoảng hơn 412 tỉ đồng.

Xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh

Để ứng phó với thiên tai và nâng cao tính chống chịu với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Tháp đã tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyển đổi tư duy độc canh cây lúa sang luân canh chăn nuôi, thủy sản khác, triển khai các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Đồng Tháp thực hiện quy hoạch lại sản xuất. Theo đó, vùng phía Bắc sông Tiền (các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh, Hồng Ngự, định hướng trong giai đoạn tới sẽ sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao với quy mô lớn và tập trung, theo mô hình VietGAP. Giảm diện tích lúa vụ 3, đồng thời, luân canh với cây công nghiệp ngắn ngày phía Nam sông Tiền theo hướng tăng dần diện tích trồng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn, sản xuất hoa kiểng, rau an toàn ứng dụng công nghệ cao...

Nhiều diện tích trồng lúa tại Đồng Tháp được chuyển đổi sang trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày chịu được điều kiện khô hạn tại những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới trong mùa khô. Nông dân Đồng Tháp cũng tăng cường sử dụng giống cây trồng có tính chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn để né hạn, lũ. Địa phương này cũng chủ động sử dụng ao hầm trữ nước ngọt, khuyến khích người dân ứng dụng các hệ thống tưới tự động thông minh, tưới nhỏ giọt, màng phủ nông nghiệp. Đồng thời, ứng dụng khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, GlocalGAP) vào sản xuất.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Đồng Tháp tổ chức lại sản xuất theo hướng an toàn sinh học gắn với chuyển đổi số, công nghệ 4.0; Xây dựng và phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại như xây dựng chuồng kín, chuồng lạnh kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh; mô hình vườn-ao-chuồng-biogas... quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Đồng Tháp sẽ giảm dần diện tích trồng lúa vụ 3, chuyển sang luân canh cây hoa màu. Ảnh: Thúy Hằng

Đến nay, Đồng Tháp đã xây dựng được các mô hình điển hình ứng phó với biến đổi khí hậu. Nổi bật là mô hình "Canh tác lúa thông minh", “Sản xuất lúa giảm giá thành” bằng cách bón phân vùi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm phát thải khí nhà kính; "Ứng dụng công nghệ nhà màng và tưới nhỏ giọt để sản xuất giống ớt sạch bệnh".

Trong khi đó, với việc quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và thu về lợi nhuận tăng thêm 2 – 2,5 triệu đồng/ha so với sản xuất theo lối cũ. Bên cạnh đó, các mô hình chuyển đổi luân canh cây màu trên đất trồng lúa giúp nông dân thu về lợi nhuận cao hơn từ 10-40 triệu đồng/ha so với trồng lúa đơn thuần. Ngoài lợi nhuận cho nông dân, mô hình này còn góp phần cải thiện đất, giảm nguồn lây sâu bệnh hại lúa cho vụ sau, tiết kiệm nước, thích ứng được với tình hình biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, một số hợp tác xã nông nghiệp đã xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất gạo theo hướng bền vững. Điển hình là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông đưa vào sản xuất lúa tím than có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc, có tính kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất khoảng 5 tấn/ha.

Còn mô hình "Ruộng nhà mình” của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thuận Tiến, huyện Cao Lãnh thực hiện cấy cơ giới giống lúa xác nhận kết hợp với bón vùi phân thông minh, chỉ bón một lần cho suốt vụ; áp dụng quy trình tưới tiêu xen kẽ quản lý nước bằng hệ thống cảm biến qua điện thoại và quản lý dịch hại tổng hợp. Thực tế cho thấy, các mô hình sản xuất nông nghiệp trên thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất thông thường.

Thu Hằng



Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.