Cần có chính sách hỗ trợ hệ thống bán lẻ trong mùa dịch bệnh

Hệ thống bán lẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mùa dịch bệnh, nhất là những ngày thực hiện giãn cách xã hội.

398 views Link gốc

Những ngày đầu có lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16, người dân TP.HCM không tránh khỏi âu lo. Những mặt hàng thiết yếu mà đặc biệt là thực phẩm nhanh chóng hết hàng vì tâm lý mua tích trữ của người tiêu dùng. 

Việc người dân đổ xô đi mua sắm cũng là điều dễ hiểu khi ba chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền và hàng trăm chợ truyền thống tạm dừng hoạt động khiến lượng hàng thiếu hụt tạm thời trong một thời gian ngắn.

“TP.HCM không thiếu thực phẩm” – lời khẳng định của lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM đã kịp thời xua đi nỗi lo lắng của người dân. Các đơn vị cung cấp đã bổ sung lượng hàng dự trữ dồi dào để cung cấp cho người dân, các kênh phân phối cũng trải rộng để đáp ứng trong mọi trường hợp.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội đánh giá cao sự phục vụ người tiêu dùng hết mình của các hệ thống siêu thị, các chợ, cửa hàng tạp hoá trong thời kỳ dịch bệnh.

Theo quan sát của ông Phú, các đơn vị đã nhanh chóng tổ chức thu mua nguồn hàng bằng mọi cách để phục vụ nhân dân, thu mua nông sản, thực phẩm của tiểu thương khi các chợ đầu mối đóng cửa với mức giá hợp lý. Các chương trình giảm giá, khuyến mại cũng được áp dụng.

“Nhiều siêu thị mở rộng ca bán hàng, tăng nguồn lực, giảm bớt mặt hàng chưa thiết yếu. Tôi cho rằng họ đã có những cách làm rất sáng tạo”, ông Phú nói trong Diễn đàn Hợp tác doanh nghiệp và báo chí trong môi trường biến đổi.

Tại các quận, huyện của TP.HCM, các kênh bán hàng trực tuyến được đẩy mạnh. Dù bị đóng cửa nhưng tiểu thương các chợ đầu mối vẫn điều hành bán hàng qua điện thoại và kênh thương mại điện tử.

Theo ông Phú, các chỉ thị mới về vấn đề phòng dịch được thực hiện rất quyết liệt nên việc lưu thông hàng hóa có thể đứt đoạn nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và được nối lại nhanh chóng, thị trường nhanh chóng được bình ổn. 

Trong bối cảnh hiện nay, ông Phú đề xuất cần thiết phải có hỗ trợ cho hệ thống bán lẻ.

Thứ nhất, tạo luồng xanh cho hàng hóa di chuyển thuận lợi như một số khu vực đã thực hiện trong các đợt giãn cách trước đây, không để hàng hóa nhất là nông sản, thực phẩm bị ách tắc.

“Kinh nghiệm đầu năm giữa Hải Dương và Hải Phòng có vấn đề gây ách tắc, giá suy giảm, hàng hoá hư hỏng trong khi những vùng ngăn không cho hàng hoá vào thì giá lại lên cao”, ông Phú nói.

Bài học ở đây, theo ông Phú, là làm sao có các kịch bản để tổ chức đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến các hệ thống bán lẻ một cách nhanh nhất, giảm trung gian để tránh việc hàng hoá bị đẩy giá lên trong bối cảnh người dân phải dành dụm, chi tiêu tằn tiện.

Siêu thị cần chia sẻ khó khăn với người dân nghèo mùa giãn cách
Các siêu thị ở TP. HCM tăng lượng hàng hoá để phục vụ người dân

Thứ hai, ông Phú đề nghị xem xét lại việc áp dụng thuế VAT ở trong hệ thống siêu thị những ngày đại dịch.

“Mua một cân thịt giá 180 nghìn thì thuế VAT là 18 nghìn đồng, cũng là khá lớn. Có thể giảm xuống 5-7%. Trong điều kiện hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền nên nghiên cứu báo cáo Thường vụ Quốc hội để thực hiện nhằm giảm bớt chi phí cho người dân”, ông Phú đề xuất.

Thứ ba, cần quan tâm đến khu vực chợ. Theo ông Phú, 80 - 85% đồ tươi sống hiện nay được bán trong chợ chứ không phải siêu thị. Tuy nhiên, điều kiện hạ tầng phục vụ, điều kiện đi lại, mua bán, tổ chức sắp xếp hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân hiện nay vẫn chưa đạt.

Ngay ở Hà Nội cũng đang có nhiều hạn chế, nhiều chủ sản xuất chưa đưa nổi hàng vào chợ. Các thành phố cần quan tâm tới kênh truyền thống này.

Thứ tư, mở cửa rộng rãi, không chèn ép, tránh việc áp mức chiết khấu cao của một số siêu thị. Việc đòi hỏi chiết khấu cao sẽ làm đẩy giá hàng hoá lên cao. Làm sao để chia sẻ, hai bên cùng thắng.

Cũng theo ông Phú, thời gian qua, các nhà sản xuất nhất là trong lĩnh vực nông sản, lương thực thực phẩm bị yếu thế, dù đủ tiêu chuẩn nhưng khó có thể vào siêu thị.

“Mười quả xoài sạch thì mới có hai đến ba quả vào được siêu thị, còn lại bán trôi nổi bên ngoài với giá không sạch. Hệ thống siêu thị phải mở cửa một cách đàng hoàng, đối xử tốt với những nhà sản xuất để phục vụ nhân dân”, ông Phú nói.

Bên cạnh đó, ông Phú cũng cho rằng, các siêu thị cần có chính sách chia sẻ khó khăn với người dân nghèo: “Có những người hưởng trợ cấp thì vào siêu thị mua được gì. Liệu có chia sẻ được với họ hay không”.

Ông Phú nhấn mạnh, khâu bán lẻ là đầu ra của quá trình sản xuất và là đầu vào thiết yếu của các gia đình nên các cấp cần quan tâm hơn.

“Làm sao để hoạt động bán lẻ nhịp nhàng hơn, phục vụ phòng dịch tốt hơn và nhân văn hơn trong giai đoạn hiện nay", ông Phú nói.  



Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2023

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9/2023 (từ ngày 01/9 đến ngày 15/9/2023) đạt 28,07 tỷ ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.

Xuất khẩu nông sản sẽ đối mặt với thách thức mới

Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.

Chuyên gia Dragon Capital dự báo chứng khoán sẽ bùng nổ năm 2024

Dragon Capital dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ 25% so với cùng kỳ nhờ vào biên lợi nhuận ròng được cải thiện.

Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp

Ngày 15-9, tại TP Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) lĩnh vực lúa gạo, thủy sản vùng ĐBSCL".

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường

HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ ...

Cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam - Mỹ

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đã đầu tư và đang có dự định mở rộng đầu tư tại Việt Nam

‘Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch’

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đã nhìn ra được những khó khăn, thách thức có thể xảy ra ngay từ khi ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ...