Cần có chính sách đẩy mạnh vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp lớn

Làm gì để doanh nghiệp chuẩn khỏe mạnh, hạn chế được tác động từ bên ngoài, phát triển vững mạnh, thành nòng cốt cho sự phát triển của nền kinh tế được các đại biểu tiếp tục bàn thảo.

165 views Link gốc

Trong phần thảo luận tại Hội trường chiều 28/10, đại biểu Nguyễn Thành Trung, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhắc rất chi tiết đến giải pháp bảo đảm ổn định thị trường tài chính, thị trường vốn.

“Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay do ngân hàng thương mại hết room tín dụng, ngân hàng thiếu vốn cho vay chưa thu hồi được nợ đến hạn hoặc khó huy động tiền gửi. Những khó khăn này ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp”, ông Trung nhấn mạnh.

m
Đại biểu Nguyễn Thành Trung, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Khó khăn này càng lớn khi cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Trong khi hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều rủi ro, thiếu các công cụ giám sát an toàn hệ thống giao dịch thiếu lành mạnh.

Trước những vấn đề trên, để đảm bảo ổn định thị trường tài chính, ổn định thị trường vốn, góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến việc tăng lãi suất cơ bản và điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.

Cần có các kịch bản chủ động trong điều hành lãi suất tỷ giá cùng với các biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo huy động, khơi thông các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh vừa kiểm soát lạm phát.

Cùng với đó, khẩn trương rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập thời gian qua để phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

“Khi thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lượng tiền cung ứng đối với nền kinh tế, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ chính sách vay tài khóa quyết liệt trong việc giải ngân vốn đầu tư công đối với các công trình dự án, nhất là các công trình, dự án về cơ sở hạ tầng”, đại biểu kiến nghị.

Trong phiên làm việc sáng nay, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh) cũng đề cập tới kiến nghị linh hoạt chính sách tiền tệ, bám sát với tình hình thực tiễn, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, phục vụ sản xuất, kinh doanh và đầu tư, phát triển, giảm tác động đồng bộ của chi phí đẩy như nguyên liệu đầu vào, vận tải, logistics, giảm áp lực lạm phát.

Tích cực tháo gỡ nút thắt để giải ngân theo kế hoạch, nếu nền kinh tế không hấp thu được thì nguồn lực sẽ lâu hồi phục.

Ông cũng tin rằng, các giải pháp này sẽ khuyến khích, tạo niềm tin tiêu dùng và hoạt động kinh doanh trong bối cảnh có dấu hiệu đi xuống, tạo lực kéo cho hoạt động sản xuát kinh doanh

Tuy nhiên, trong dài hạn, theo ông So, khó khăn lớn mà doanh nghiệp đối mặt vẫn là những rào cản, nút thắt về thể chế, đặc biệt là 2 chỉ số đang thấp điểm là khu vực công và quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, chất lượng hành chính đất đai. Cải thiện những chỉ số này sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh, gia tăng niềm tin của doanh nghiệp và dân chúng

Do vậy, ông tiếp tục đề nghị cần thay đổi tư duy cải cách thể chế theo hướng đồng hành, hỗ trợ, coi doanh nghiệp là đối tác thay vì đối tượng quản lý, từng bước chuyển sang giai đoạn quản trị. Hoàn thiện các yếu tố then chốt như cơ sở dữ liệu thống nhất, nguồn lực con người, chính sách thực thi để xây dựng thành công Chính phủ điện tử, tăng cường chất lượng dịch vụ công, cập nhật khung khổ pháp lý, thể chế nhằm đàm bảo quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho thương mại hóa ý tưởng kinh doanh.

m
 Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh)

“Không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào nơi mà tài sản, trí tuệ của họ không được bảo vệ”, đại biểu So nhấn  mạnh.

Đặc biệt, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có chính sách đẩy mạnh vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực có tính nền tảng, then chốt như lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, máy móc thiết bị, sản phẩm y tế, giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm có năng lực cạnh tranh... giúp định hình thị trường, tái cấu trúc ngành, kéo theo các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi liên kết mang thương hiệu Việt.

“Bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần có những con sếu đầu đàn dẫn dắt, để đàn sếu bay xa, bay nhanh và bay đúng hướng”, đại biểu Nguyễn Như So gửi gắm thông điệp.

Doanh nghiệp cũng rất cần các chính sách nhằm khơi dậy sức mạnh nội lực của khối doanh nghiệp nội địa, đủ khả năng trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng, kết nối với khối FDI, qua đó thúc đẩy kỹ năng quản trị, nhận chuyển giao công nghệ, hình thành chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu, tạo cụm liên kết ngành cần bằng giữa các thành phần kinh tế.

Trong bối cảnh nguy cơ suy thoái, thậm chí rủi ro chiến tranh kinh tế giữa một số nước, càng thấy rõ vai trò của sự chủ động nguồn nguyên liệu, khả năng tự chủ của quốc gia. Vì vậy, ông đề nghị rà soát, đánh giá lại quy hoạch, cơ chế chính sách để có thể tích tụ đất đai, xây dựng các vùng nguyên liệu để đảm bảo tính ổn định của chuỗi giá trị sản xuất nội địa.

Tập trung khai thác và mở rộng thị trường trong nước quyết liệt hơn, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hệ thống, xây dựng thương hiệu, đổi mới sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi thói quen tiêu dùng, tạo tính tự chủ, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa trong nước.

Với các cuộc vận động kích cầu, tiêu dùng trong nước, đại biểu cho rằng cần làm thực chất hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu khâu trung gian, tăng cường kết nối các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng...

Thị trường nội địa là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, đại biểu So nhấn mạnh.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.