Cải cách kinh tế để có sức chống chịu cao hơn sau Covid-19

Cú sốc mang tên Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Việt Nam cũng không ngoại lệ và chịu những ảnh hưởng rất tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, với cách điều hành linh hoạt của Chính phủ, sau hơn 1 năm ứng phó với đại dịch, kinh tế Việt Nam đã trụ vững. Dù vậy, thực tiễn cũng nảy sinh những vấn đề tiêu cực cần quan tâm giải quyết để tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế.

467 views Link gốc
Trong điều kiện dịch Covid-19, hình thức mua bán trực tiếp giảm mạnh, người tiêu dùng có xu hướng mua bán online nhiều hơn. Ảnh: Bích Nguyên

Dịch bệnh Covid-19 gây tác động đặc biệt dữ dội đến nền kinh tế toàn cầu do các biện pháp y tế và phòng ngừa kết hợp được thực hiện để kiểm soát đại dịch. Các hoạt động kinh tế toàn cầu bị gián đoạn và suy thoái. Tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,4%. Rất nhiều nước trên thế giới rơi vào tăng trưởng âm.

Trong khủng hoảng Covid-19, Việt Nam đã có những giải pháp ứng phó hiệu quả. Trong đó, Việt Nam đã chuyển nhanh trạng thái để ứng phó với dịch Covid-19 tại những thời điểm quan trọng. Quá trình ứng phó với Covid-19, Việt Nam dần có thêm kinh nghiệm trong kiểm soát dịch và giãn cách xã hội để giảm bớt hệ lụy đối với nền kinh tế. Kết quả nổi bật là năm 2020, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong số rất ít các nước trên thế giới có mức tăng trưởng dương. Nền kinh tế vĩ mô ổn định, các nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh và đầu tư vẫn đang được triển khai. Kinh tế số và thương mại điện tử được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19, một số vấn đề kinh tế vẫn hiện hữu đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp phù hợp và hiệu quả. Đó là sự gián đoạn hoạt động của nhiều ngành kinh tế quan trọng. Trong đó, ngành du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Các ngành được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) cũng là các ngành chịu gián đoạn trong bối cảnh Covid-19. Giải ngân vốn đầu tư công chậm. Cùng với đó, ghi nhận tỷ lệ giải ngân thấp ở các lĩnh vực phát triển bền vững (y tế, giáo dục-đào tạo, tài nguyên-môi trường).

Vậy, lối đi nào phù hợp cho kinh tế Việt Nam trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong nước và chưa được kiểm soát trên thế giới? Theo các chuyên gia kinh tế, dịch Covid-19 tạo ra những thách thức lớn cho nền kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao hơn trước những yếu tố bất định, cú sốc tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: “Việc thực hiện phát triển bền vững là sự bảo đảm cho tương lai bền vững của nền kinh tế và các chủ thể trong đó. Thực thi cam kết về phát triển bền vững là một bảo đảm cho uy tín của nền kinh tế trong thương mại quốc tế và thu hút đầu tư bền vững. Thực hiện phát triển bền vững cũng là yêu cầu tự thân để doanh nghiệp tồn tại bền vững trong bối cảnh hiện tại và tương lai”.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách thể chế hơn nữa, từ đó, cắt giảm chi phí do chính sách, tạo thêm không gian kinh tế và động lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp. “Tinh thần là phải nỗ lực vượt khó chứ không được “chờ” đến khi hết khủng hoảng” - ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh. Bên cạnh ưu tiên hàng đầu là phòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ cần cải cách thể chế mạnh mẽ gắn với xu thế mới, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và làn sóng dịch chuyển đầu tư. Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do với các tiêu chuẩn cao hơn và rất nhiều quy định, cam kết về phát triển bền vững như không sử dụng lao động trẻ em, nâng cao dần mức độ bảo vệ môi trường, thúc đẩy đẩy năng lượng tái tạo, ưu tiên các loại hàng hóa/dịch vụ thân thiện môi trường... sẽ tạo ra thách thức và cũng là động lực để nền kinh tế Việt Nam phát triển “khỏe mạnh” hơn.

Cùng với đó, cần đẩy nhanh chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế số. Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho biết, quy mô kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng khoảng 38% năm 2019 và tăng trưởng khoảng hơn 40% năm 2020, ước tính đạt 12 tỷ USD, trở thành một động lực tăng trưởng lớn đối với nền kinh tế. Dự kiến, kinh tế số Việt Nam sẽ vượt 43 tỉ USD vào năm 2025, tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại đầu tư, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số với số lượng 64 triệu người sử dụng kết nối internet (66% dân số), trong đó, 62 triệu người sử dụng mạng xã hội. Theo thông tin từ Bộ Công thương, số người mua sắm trực tuyến tăng từ 30,4 triệu người năm 2015 lên 39,9 triệu người năm 2018. Mức chi bình quân của một người cho mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 160 USD lên 202 USD trong cùng kỳ.

Để phát triển kinh tế số, các chuyên gia cho rằng, cần có bản chiến lược khung để làm nền tảng cho các định hướng và hành lang pháp lý, thể chế cho việc chuyển đổi số. Tạo các điều kiện căn bản để thu hút được nguồn vốn dành cho đầu tư số hóa nền kinh tế, cụ thể là hạ tầng và dịch vụ số. Đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo với việc thay đổi từ cách thức quản lý giáo dục, phương pháp dạy, giáo trình dạy và cả những môn học mới gắn chặt với số hóa. Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất; cải thiện sự sẵn sàng đối với kỷ nguyên công nghệ số; liên kết chặt chẽ với khu vực FDI. Trước hết, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghệ thông tin - truyền thông và khoa học công nghệ; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản.

Bích Nguyên



Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.