Các hãng điện thoại tham chiến làng xe: Xu thế tất yếu của thị trường?

Hàng loạt các đại gia làng smartphone đang tận dụng tên tuổi của mình để lên kế hoạch tham chiến phân khúc xe điện.

241 views Link gốc

Tại sao các đại gia smartphone (và rộng hơn là công nghệ) lại thèm muốn miếng bánh xe điện tới vậy? Không chỉ vì phân khúc này 100% sẽ thay thế xe chạy động cơ đốt trong trong tương lai, nguyên nhân thúc đẩy họ còn là bởi đây hiện vẫn là sân chơi "sòng phẳng" cho những ai muốn tham dự khi không như Toyota/Volkswagen đã chắc suất dẫn đầu làng xe phổ thông, phân khúc xe điện chưa có một thế lực thống trị thực thụ.

Tesla có thể là cái tên đi đầu về xe điện trên toàn cầu hiện tại nhờ đi trước phần còn lại của thế giới một thập kỷ, tuy vậy nên nhớ rằng sau một thập kỷ đó hãng vẫn chỉ đạt được doanh số chỉ bằng số lẻ của các tập đoàn xe truyền thống mà thôi.

Cái tên khai mở trào lưu làm xe điện cho các ông lớn mảng smartphone là Apple. Dự án làm xe điện có tên Titan Project của họ đã xuất hiện từ giữa thập kỷ trước và dù tới giờ ta vẫn chưa thấy được thành quả cụ thể (cũng vì không ít lần Apple bỏ ngang giữa chừng, sa thải nhân viên rồi lại làm lại từ đầu), đây vẫn là cái tên có khả năng cao nhất trong giới công nghệ phương Tây tham chiến làng xe.

Các hãng điện thoại tham chiến làng xe: Xu thế tất yếu của thị trường? - Ảnh 1.
Trong thời gian qua, Apple đã thương thảo với hàng loạt các hãng xe, nhà cung ứng cho tới các công ty công nghệ để tìm đối tác làm xe phù hợp và phần lớn các nguồn tin trong giai đoạn này đều khẳng định ý tưởng của Apple là một mẫu xe điện tự lái hiện đại.

Trái với cách làm của Apple, một số thương hiệu Trung Quốc đã "đi sau đến trước" bằng cách ứng dụng công nghệ và tên tuổi của mình vào một mẫu xe sẵn có với ví dụ điển hình nhất là Huawei – thương hiệu hỗ trợ Seres làm SUV điện SF5 và sau này dùng chính dòng tên trên để ra mắt chiếc Huawei AITO M5 của riêng mình.

Các hãng điện thoại tham chiến làng xe: Xu thế tất yếu của thị trường? - Ảnh 2.

Huawei AITO M5

Đồng hương Huawei là Xiaomi cũng đang hoàn tất chiếc xe điện đầu tiên của mình nhờ nguồn vốn đầu tư lên tới 10 tỉ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe đặt tại Bắc Kinh dự kiến khởi động từ 2024.

Tiếp đến trong danh sách là BBK Electronics – tập đoàn đa quốc gia tới từ Trung Quốc hiện là tập đoàn thứ 2 về số lượng smartphone sản xuất trên toàn cầu nhờ sở hữu nhiều thương hiệu smartphone có tiếng như Oppo, Vivo, OnePlus hay Realme. Các nguồn tin từ Trung Quốc khẳng định cả 4 thương hiệu trên đều đang độc lập phát triển hoặc tìm đối tác làm xe điện cho riêng mình.

Foxconn – nhà sản xuất iPhone theo thỏa thuận với Apple trong thời gian qua cũng đã liên hệ với Yulon Motors từ Đài Loan cùng Fisker để phát triển riêng một mẫu xe điện mới.

Các hãng điện thoại tham chiến làng xe: Xu thế tất yếu của thị trường? - Ảnh 3.

Sony Vision-S 02

Sony, dù mảng smartphone của họ không thật sự danh tiếng như các mảng kinh doanh khác, cũng thuộc diện tham chiến sớm trong làng xe điện với concept Vision-S mà mới đây đã có thêm đàn em Vision-S 02. Samsung – nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới có lẽ là cái tên duy nhất chưa chính thức tỏ tham vọng làm xe điện nhưng họ cũng đang âm thầm phát triển công nghệ ắc quy phục vụ mảng này.

https://autopro.com.vn/cac-hang-dien-thoai-tham-chien-lang-xe-xu-the-tat-yeu-cua-thi-truong-20220117164244799.chn

Theo Quang Phong

Pháp Luật và Bạn đọc



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.