BIDV đồng ý hoàn trả giấy tờ đất cho HNG để bàn giao cho Thagrico

BIDV đã đồng ý hoàn trả 03 giấy tờ đất cho HNG để bàn giao cho Thagrico theo đúng cam kết khi HNG bán các công ty con cho THACO vào năm 2019.

389 views Link gốc

Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) hôm nay vừa có thông báo tới các cổ đông của mình việc ngân hàng BIDV đồng ý hoàn trả 03 giấy tờ đất cho HNG để bàn giao cho Thagrico theo đúng cam kết khi HNG bán các công ty con cho THACO vào năm 2019.

Ngoài thông tin trên, HNG cũng cho biết, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng có cam kết dừng, không bán tiếp cổ phiếu.

Đồng thời HAGL và BIDV sẽ tiến hành tách bạch tài sản của HNG đang đảm bảo cho các khoản vay của HAGL và HAGL sẽ lập kế hoạch và sẽ tiến hành thanh toán các khoản vay cho BIDV.

Bên cạnh trồng các loại cây trái, HNG sẽ tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi ó kế hoạch phát triển chăn
Bên cạnh trồng các loại cây trái, HNG sẽ tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi

Đối với việc THACO/Thagrico đã mua 04 công ty từ HNG với giá 9.095 tỷ đồng, trong đó số tiền nhận nợ thay (nợ kế thừa) là 2.595 tỷ đồng, số tiền Thagrico phải thanh toán cho HNG là 6.500 tỷ đồng để trả nợ ngân hàng đến hạn và chi cho hoạt động đầu tư của HNG, tính tới nay Thagrico đã thanh toán khoảng 470 tỷ đồng. Số tiền Thagrico còn nợ là 6.030 tỷ đồng sẽ được cấn trừ vào khoản tiền HNG đang nợ Thagrico là 7.296 tỷ đồng.

Sau khi cấn trừ công nợ thông qua việc thanh toán dứt điểm hợp đồng mua 4 công ty này, HNG còn vay nợ Thagrico là 1.266 tỷ đồng và Thagrico cam kết sẽ tiếp tục cho HNG vay thêm khoảng 600 tỷ đồng để chi cho hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và trồng mới trong năm 2021 này.

Thông báo của HNG cũng cho hay, do dịch bệnh covid tại Lào, Campuchia và Việt nam nên thực tế hoạt động đầu tư của năm 2021 sẽ giảm so với kế hoạch đã đề ra và sẽ được HNG thông tin sau.

Các diễn biến tiếp theo được HNG đưa ra hôm nay cũng cho thấy, THACO/Thagrico rất quyết liệt để tách bạch rõ các vấn đề tồn tại của HNG nhằm giải quyết mọi chuyện thoả đáng, để tạo đà cho hướng phát triển trong tương lai, bởi nông nghiệp được ông Trần Bá Dương xác định là trụ cột thứ 2, sau ô tô và cơ khí trong các mảng kinh doanh của mình và đã có những gặt hái thành công ban đầu rất khả quan.

Trước đó, ngày 23/7/2021, HNG đã phát đi thông báo cho hay, phía Thaco, đại diện là Công ty nông nghiệp của Thaco (Thagrico) sẽ dừng việc đầu tư sở hữu 741,5 triệu cổ phiếu HNG như đã thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường trước đó.
Có 3 lý do được đưa ra.

 Thứ nhất, nhằm hỗ trợ HAGL Agrico có tiền để trả nợ trung hạn cho BIDV và các ngân hàng khác, năm 2019, Thagrico đã nhận chuyển nhượng của HAGL Agrico 3 công ty con là: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương, Công TNHH Đông Pênh và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên với tổng diện tích 22.462 ha tại Campuchia và Gia Lai, tổng số tiền 7.623 tỷ đồng.
Mặc dù đã hoàn tất việc thanh toán, nhưng đến nay, đã quá 2 năm, Thagrico vẫn chưa nhận được giấy tờ đất của các công ty này, do các giấy tờ đất đang giữ ở BIDV.

Đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021, HAGL Agrico tiếp tục chuyển nhượng 4 công ty con là Công ty TNHH MTV An Đông Mia, Công ty TNHH Cao su Hoàng Anh Quang Minh, CTCP Hoàng Anh Đắk Lắk và Công ty TNHH MTV Bò sữa Tây Nguyên với tổng diện tích 20.744 ha tại Koun Mon (Campuchia) và Đắk Lắk, Gia Lai. Tuy nhiên, giấy tờ các công ty này cũng đang thế chấp cho các khoản nợ của HAG tại BIDV.

Trong khi đó, Thagrico đã đầu tư xây dựng hạ tầng, trồng mới cây ăn trái trên diện tích đất của các công ty đã chuyển nhượng. Nhưng đến nay, do không có giấy tờ đất, Thagrico không huy động được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho dự án này.
Thứ hai, trong điều kiện khó khăn của HAGL Agrico và phương án phát hành cổ phiếu chưa được thực hiện, thì từ đầu năm 2021 đến nay, HAG liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu HNG. Qua đó, đã giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông HAG tại HAGL Agrico xuống còn 16,34% và sẽ còn giảm xuống 11,43% như thông tin HAG đã công bố.
Trong khi đó, theo phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, sau khi thực hiện, nhóm cổ đông HAG phải duy trì tỷ lệ sở hữu tại HNG là 25,24%.



Yeah1 trong 'tấm áo mới'

Yeah1 tuyên bố đã tái cấu trúc toàn diện các mảng kinh doanh, hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực khác như: fintech, bán lẻ, game...

Coi đổi mới sáng tạo là DNA của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở ...

Đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

DNVN - Chủ trì hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc sáng 14/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh ...

Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường

HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ ...

PNJ đang giành thêm thị phần vàng, trang sức

Xu hướng trang sức trung, cao cấp tại Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng trưởng, nhất là sau 2 năm sàng lọc, thị trường trang sức xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

Lá cờ tiên phong dẫn dắt cách mạng ngân hàng số

Khởi tạo và luôn đi đầu xu hướng ngân hàng số, hơn 10 năm qua, TPBank đã không chỉ tiên phong dẫn dắt và thúc đẩy toàn ngành bước vào những “cuộc chơi” số hóa để nâng tầm công nghệ tài ...

Nvidia trở thành công ty công nghệ nóng nhất hiện nay

Nhà sản xuất chip Nvidia mới đây trở thành một trong 5 công ty công nghệ trên thế giới vượt qua mức định giá 1 nghìn tỷ USD, cùng với Apple, Amazon, Microsoft và Alphabet.

Biến thách thức thành cơ hội để ngành cà phê bứt phá

DNVN - Chỉ còn hơn 1 năm nữa, quy định không gây mất rừng của châu Âu (Dự luật EUDR) sẽ được thực thi. Đây là thách thức nhưng cũng là "cơ hội vàng" để ngành cà phê Việt Nam bứt phá.