Bí quyết quản lý dòng tiền khi mới khởi nghiệp

Vốn đầu tư được coi là oxy với các start-up đang ở giai đoạn chập chững khởi nghiệp. Vì vậy, quản lý dòng tiền cần phải là ưu tiên hàng đầu của mọi nhà sáng lập.

89 views Link gốc

Với bất kỳ start-up nào, dòng tiền luôn là yếu tố quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao, hầu hết các nhà đầu tư luôn hỏi người sáng lập về tỷ lệ “đốt tiền” hàng tháng của start-up (thể hiện qua sự chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào).

Ngoài ra, không phải tất cả các mô hình kinh doanh đều có cách tạo ra dòng tiền giống nhau. Một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc khách hàng trả phí trước, trong khi những doanh nghiệp khác cần đợi khách nhận hàng hoặc sử dụng dịch vụ xong mới được thanh toán. Theo David Gowdey, đối tác quản lý của Quỹ đầu tư Jungle Ventures, dù thuộc mô hình nào, thì nhà sáng lập luôn là người cần nắm rõ tình hình tài chính trong công ty. Những nhà sáng lập thành công nhất là người luôn nắm bắt được cách dòng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp mình.

Từ đó, ông gợi ý 3 mẹo đơn giản để bất kỳ nhà sáng lập nào cũng có thể quản lý tốt dòng tiền trong doanh nghiệp.

Thứ nhất, tìm kiếm nhân sự kiểm soát tài chính càng sớm càng tốt. Cụ thể, David Gowdey khuyên những nhà sáng lập nên sớm tìm ra một người phù hợp để tập trung vào việc quản lý sổ sách. Ông cho rằng, thách thức trong vấn đề kiểm soát dòng tiền giữa mỗi mô hình kinh doanh lại có sự khác biệt lớn. Trong khi đó, những nhà sáng lập giai đoạn đầu thường có quá nhiều vấn đề cần giải quyết cùng một lúc. Họ cần một người đủ chuyên môn và thời gian để tập trung quản lý dòng tiền, tránh mắc những sai lầm nghiêm trọng về tài chính.

Thứ hai, thiết lập các nguyên tắc về dòng tiền ngay từ những ngày đầu. Trong giai đoạn start-up còn non trẻ, các nhà sáng lập có xu hướng quản lý mọi thứ khá lỏng lẻo và chỉ dồn tập trung vào tăng trưởng. Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn này, điều quan trọng là người đứng đầu phải biết thiết lập các quy tắc rõ ràng về việc trong startup, ai là người có thể tiêu tiền. Ví dụ, những chi phí nào có thể được bồi hoàn và ai được phê duyệt yêu cầu bồi hoàn, hoặc ai có thể sử dụng thẻ tín dụng của công ty và dùng cho loại giao dịch nào. David Gowdey khuyên rằng những quyết định như vậy có thể gắn liền với văn hóa công ty, và sau này khi nhìn lại, các nhà sáng lập sẽ thấy biết ơn chính mình vì đã sớm thiết lập các nguyên tắc về dòng tiền.

Thứ ba, dành thời gian để lập dự báo dòng tiền. Tại bất kỳ cuộc họp hội đồng quản trị nào, mọi người đều bị thu hút bởi câu chuyện lãi - lỗ. Nhà đầu tư và ngay cả bản thân start-up đổ dồn chú ý vào việc công ty đang phát triển nhanh thế nào, hay chi phí hoạt động ra sao. Tuy nhiên, David Gowdey cho biết, tại Jungle Ventures, họ cũng dành nhiều thời gian cho các dự báo về dòng tiền. Điều này không chỉ buộc nhà sáng lập phải xem xét kỹ lưỡng số tiền họ thực sự cần để điều hành doanh nghiệp, mà còn khuyến khích họ tìm kiếm những nguồn vốn khác bên cạnh vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt động, như các khoản nợ hay các hạn mức tín dụng.

“Khi một nhà đầu tư rót vốn vào start-up, họ quan tâm đến vấn đề sử dụng vốn, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự pha loãng trong doanh nghiệp. Một start-up hoạt động càng hiệu quả, thì càng kiếm được nhiều tiền, từ đó sự pha loãng sẽ ít hơn”, David Gowdey nhìn nhận.

Ông nói thêm rằng, ở những start-up mới thành lập, các nhà đầu tư không quá sát sao với những con số về tài chính hay ưu tiên tập trung hỗ trợ start-up làm việc hiệu quả. Vì vậy, trong cuộc họp giữa các thành viên sáng lập hay cuộc họp cùng với nhà đầu tư, không có chủ đề nào quan trọng hơn chủ đề dòng tiền.

“Tiền mặt là vua, hãy luôn tận dụng tốt những gì bạn có”, đại diện Quỹ Jungle Ventures nhắn gửi các start-up.



Khi nào nhà sáng lập nên từ bỏ start-up của mình?

Nhiều người thành công vì đã cố gắng hết sức cho start-up của mình, nhưng cũng không ít người thành công vì biết dừng lại đúng lúc.

Nhà sáng lập nên làm gì sau khi gọi thành công vòng vốn hạt giống?

Vòng hạt giống thường là vòng vốn đầu tiên nhà sáng lập nhận được kể từ khi gây dựng start-up.

“Khởi nghiệp xanh” với hương liệu đồng quê

Sau những chuyến đi dài, chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Như (sinh năm 1988) đã tìm ra con đường mà mình thực sự đam mê, đó là thảo mộc tự nhiên dành cho mái tóc, làn da. Thương hiệu Dầu gội thủ công ...

Chuyển đổi số giúp nông nghiệp mở thị trường xuất khẩu

Chuyển đổi số để giúp truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm thuận lợi chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tiêu thụ, xuất khẩu mặt hàng này.

Nếu phụ nữ đổi mới, thế giới sẽ tốt đẹp hơn

Hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, được sự chủ trì của Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Đoàn Thanh niên Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã tổ ...

Startup tìm việc thời vụ của Úc tiến vào thị trường Việt Nam

Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, Weploy đã gọi vốn thành công 5 triệu USD từ Skymind Global Ventures ở vòng gọi vốn đầu tiên chỉ sau 3 tháng đăng ký hoạt động.

Startup Đông Nam Á chung tay giải bài toán năng lượng xanh

Ở Đông Nam Á, đầu tư vào công nghệ khí hậu đang tăng tốc khi một số tập đoàn và quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào các startup để phát triển các giải pháp giải quyết các thách thức về môi ...

Startup y tế gọi vốn 25 triệu USD âm thầm tiến vào Việt Nam

Mô hình của WhiteCoat tương tự Jio Health hay Doctor Anywhere, đó là phát triển đồng thời ứng dụng theo dõi, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa, và có thể kết hợp thêm phòng khám truyền thống ...

Khởi nghiệp F&B vẫn "nóng"

Dù bị đánh giá là mảng dễ làm, dễ thất bại nhưng ngành dịch vụ ăn uống (F&B) hiện vẫn thu hút người trẻ khởi nghiệp