Bệ đỡ nào giúp doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nuôi hy vọng tăng trưởng?

Từ việc sớm IPO hay tham vọng mở rộng thị trường của một vài tên tuổi lớn, mới nổi trong ngành hàng tiêu dùng Việt đang cho thấy nhiều “cửa sáng” ở lĩnh vực này trong năm 2022 thông qua một số bệ đỡ quan trọng nhằm phục hồi tiêu dùng trong nước.

216 views Link gốc

Thông tin mới đây về việc CTCP Tập đoàn Nova Consumer sắpchào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với 10,9 triệu cổ phiếu (tương đương 10% vốn, nguồn tiền huy động khoảng 474 tỷ đồng) và dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán trong quý II/2022 thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi lẽ đây là doanh nghiệp (DN) mới nổi trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng.

Kỳ vọng "cửa sáng"

Lĩnh vực hoạt động của DN này có nhiều "cửa sáng" trong thời gian tới nhờ chuỗi sản xuất khép kín và có nhiều dư địa về mặt thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) trong năm nay. Đặc biệt trong bối cảnh sức tăng trưởng cho chi tiêu thực phẩm bình quân hàng năm được dự báo sẽ vào khoảng 11,3% từ nay đến năm 2024.

HINH-7131-1642157060.jpg

Cầu nội địa sẽ là bệ đỡ quan trọng cho sự phục hồi của ngành hàng tiêu dùng trong năm 2022.

Cách đây 2 năm, DN này đã có định hướng mở rộng sang lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm để khép kín chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn (mô hình 3F: Feed - Farm Food). Và đó là hướng đi đúng khi mà nhu cầu của người tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng đòi hỏi cao hơn.

Còn với một tên tuổi lớn trong ngành hàng tiêu dùng là CTCP Tập đoàn Kido, trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 sắp tới dự định sẽ mở cửa lại toàn bộ các ngành nghề kinh doanh, cũng như đưa chuỗi F&B của họ là Chuk Chuk vào các trung tâm thương mại lớn ở Tp.HCM.

500 tỷ đồng là mục tiêu doanh số đối với chuỗi cửa hàng đồ uống mới của DN này thông qua việc mở 300 - 400 điểm bán trong năm nay. Bên cạnh đó, việc liên kết cùng cùng một số đối tác chiến lược khác trong lĩnh vực bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng cũng đang được Kido kỳ vọng rất lớn.

Nhìn vào khía cạnh lạc quan của 2 DN nêu trên, các nhà phân tích cho rằng triển vọng về bức tranh sáng trong ngành hàng tiêu dùng vào năm 2022 đang trông chờ sự trở lại mạnh mẽ cũng như tham vọng mở rộng thị trường của các DN Việt.

Trong báo cáo chiến lược tháng 1/2022, khi cập nhật về kinh tế vĩ mô, Công ty chứng khoán Mirae Assetthể hiện quan điểm lạc quan về sự hồi phục của bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng, mặc dù cần nhiều thời gian hơn cho sự hồi phục trở lại so với mức trước dịch Covid-19.

Điều này nhờ vào các yếu tố: Nhu cầu tiêu dùng sẽ gia tăng trở lại, khi Việt Nam kỳ vọng đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng trong năm 2022 và trở lại “bình thường mới”. Người lao động cải thiện thu nhập khi quay trở lại thị trường lao động, từ đó thúc đẩy chi tiêu. Kỳ vọng ngành du lịch sẽ dần khởi sắc trong năm 2022 với tốc độ hồi phục chậm, khi Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng, và nhu cầu du lịch của khách quốc tế trở lại.

Những động thái tích cực

Còn riêng với các DN trong ngành F&B, theo nhận định của Công ty chứng khoán VnDirect, sẽ phục hồi vào năm 2022 nhờ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.

Cụ thể, sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng bao gồm: Thay đổi chi tiêu sang thực phẩm tươi sống và đóng gói. Nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp đang gia tăng và ưa thích mua sắm trực tuyến tại nhà và siêu thị. Do đó, xu hướng tiêu dùng mới này sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho các DN trong ngành F&B trong năm nay.

“Chúng tôi cho rằng các công ty có hệ thống phân phối rộng khắp và danh mục sản phẩm đa dạng có thể nhanh chóng bắt kịp xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng và phục hồi từ năm 2022”, chuyên gia phân tích của VnDirect nhận định.

Như với Kido dự kiến lợi nhuận sẽ đạt mức tăng trưởng kép 17,5% trong giai đoạn 2022 - 2023 nhờ doanh thu từ mảng thực phẩm có thể tăng 26%.

Theo giới chuyên gia, cầu nội địa sẽ là bệ đỡ quan trọng cho sự phục hồi của ngành hàng tiêu dùng trong năm 2022 này thông qua kỳ vọng tiêu dùng sẽ tăng trở lại với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 10-12%.

Điều đó đến từ thu nhập thực của người dân được cải thiện với dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 5,5% trong năm 2022, với kỳ vọng kiểm soát tốt dịch bệnh và nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ. Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam sẽ dần phục hồi nhờ người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại niềm tin.

Hơn thế nữa, WB cũng đánh giá cao việc Quốc hội mới thông qua gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, và cho rằng đây là động thái tích cực.

Gói kích thích tài khóa này để hỗ trợ phục hồi kinh tế, được kỳ vọng tập trung vào trợ cấp tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, giảm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN) và gia tăng đầu tư công vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và nhà ở xã hội. Các chính sách này nhằm phục hồi cầu tiêu dùng trong nước.

Không chỉ vậy, các DN trong ngành hàng tiêu dùng đang hy vọng du lịch hồi sinh sau khi các chuyến bay quốc tế được cấp phép cho mục đích thương mại kể từ quý I/2022, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch, giải trí, lưu trú và ăn uống.

Đơn cử như vào dịp Tết Nguyên đán 2022 sắp đến, trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, Cục Hàng không dự kiến tổ chức lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách giữa Việt Nam và Pháp, Đức, Anh, Nga với tần suất ban đầu 10 chuyến/tuần/chiều.

Hy vọng rằng với các bệ đỡ quan trọng như vậy sẽ mang lại bức tranh sáng giúp cho các DN ngành hàng tiêu dùng phục hồi nhanh và nuôi hy vọng có sức tăng trưởng tốt trong năm nay và cả các năm tới.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...