Bạn sẽ bất ngờ về "lai lịch" chung của 05 "Yếu nhân" này

Với xuất thân, lĩnh vực công tác và quá trình công tác khác nhau, nhưng điểm chung của những “yếu nhân” kể trên là họ đều.....

5191 views Link gốc

Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội) là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam. Phạm Nhật Vượng hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó. Trước đó vào năm 2010, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl thuộc nhóm các công ty của Vincom niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.

Tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên trong danh sách tỷ phú thế giới lần đầu tiên vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2016 là 2,1 tỷ USD. Theo Forbes vào cuối tháng 7 năm 2019, tài sản của Phạm Nhật Vượng có giá trị 8,3 tỷ USD, đứng thứ 239 trong số các tỷ phú thế giới và đứng thứ 198 tính theo thời gian thực. Năm 2020, ông là người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 286 trên thế giới với 5.6 tỷ USD.

Forbes ghi nhận giá trị tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 9 tỷ USD, tăng 486 triệu USD (5,68%) so với đầu ngày 12/4/2021. Với giá trị tài sản trên, ông Phạm Nhật Vượng đang đứng thứ 262 trong danh sách tỷ phú USD của thế giới do Forbes thống kê và bình chọn.

Năm 1982, Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp. Đến năm 1987, ông thi đỗ Trường Đại học Mỏ - Địa chất, và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga (tiếng Anh: Russian State Geological Prospecting University), theo ngành kinh tế địa chất.

Phạm Thế Duyệt

Phạm Thế Duyệt (10 tháng 8, 1936) là một chính trị gia Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa V đến VIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII và VIII, từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) khóa V, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V, đại biểu Quốc hội từ khóa đến khóa XI.

Ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên UV Bộ chính trị, chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam

Các chức vụ ông đã đảm nhiệm như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (1982), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Công đoàn Lao động (1983), Bí thư Trung ương Đảng khóa VI (1986), Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (1987) [10], Bí thư Thành ủy Hà Nội (1988 - 1996); Ủy viên Bộ Chính trị (1991), Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị (1997 - 2001); Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V; Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X, XI.

Phạm Thế Duyệt quê xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông là cựu sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Sau đó ông làm việc trong ngành than tại Quảng Ninh, từng làm Giám đốc Xí nghiệp Than Mông Dương, Chủ tịch Công đoàn Mỏ than Mạo Khê.

Ông từng tốt nghiệp trường Cao cấp lý luận và Quản lý kinh tế tại Liên Xô.

Trần Đức Lương

Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ năm của Việt Nam, là Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VIII, IX) và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Trần Đức Lương - Nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Giai đoạn từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 1 năm 1970 Ông theo học tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất; đảng uỷ viên, bí thư đoàn trường. 

Từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1997: Phó Thủ tướng; Đại biểu Quốc hội khoá VIII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa khoá VI, khoá VII; đại diện thường trực CHXHCN Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) (đến năm 1991).

Từ tháng 9/1997 đến 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khoá IX, Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI; Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh trong suốt thời gian này.

Võ Hồng Phúc

Võ Hồng Phúc (sinh năm 1945) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Trước khi được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông là Thứ trưởng của Bộ này.

Ông Võ Hồng Phúc - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Trong nhiệm kì từ 2002 đến 2007, ông cùng Trần Xuân Giá, Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan là những cố vấn kinh tế của Thủ tướng Phan Văn Khải, đã tư vấn cho chính phủ Việt Nam có những sự điều chỉnh, cũng như chính sách về cải cách hành chính, thu hút đầu tư thông thoáng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng hàng năm của Việt Nam.

Ông học K11, ngành Kinh tế và Quản trị Doanh nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Lê Minh Chuẩn

Lê Minh Chuẩn (sinh ngày 2 tháng 4 năm 1965) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh. Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Ninh gồm có thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ.

Ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Ninh gồm có thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ, được 274.310 phiếu, đạt tỷ lệ 77,60% số phiếu hợp lệ.

Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Ông có bằng Cử nhân Luật, và đặc biệt đã tốt nghiệp Kỹ sư Khai thác Mỏ hầm lò tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Điểm chung của các "Yếu nhân"

Với xuất thân, lĩnh vực công tác và quá trình công tác khác nhau, nhưng điểm chung của những “yếu nhân” kể trên là họ đều từng học tập và là cựu sinh viên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, mái trường đã sản sinh ra rất nhiều thế hệ anh hùng và luôn đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Năm  học 2021-2022, Trường Đại học Mỏ - Địa chất tiếp tục mở rộng tuyển sinh và sẵn sàng chào đón những thế hệ sinh viên mới – những người sẽ tiếp bước cha anh để tiếp tục viết lên những trang sử mới cho Nhà trường và Đất nước.

Nếu mong muốn trở thành sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất, hãy truy cập trang tin hoặc liên hệ theo thông tin:
Trang thông tin tuyển sinh: Tại đây
Văn phòng: Phòng 105, Nhà F, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Điện thoại: 024.3838 6739
Hotline 1: 086.840.69.96; Hotline 2: 083.686.22.88
Fax: 024.38.389.633
Email: qhccdn@humg.edu.vn

Lan Lan (tổng hợp)

DN&TT



Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...