Bán không được hàng, môi giới BĐS “chiêu trò” dụ khách cũ bằng đủ hình thức gây rối

Một ngày nghe hàng chục cú điện thoại từ môi giới BĐS, chỉ một cú pháp giống hệt nhau, anh Tiến (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) ức chế đến mức thấy số lạ là tắt máy ngay.

431 views Link gốc

Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/10/2020 chặn những tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác nói chung và các thông tin quảng cáo về bất động sản một cách vô bổ nói riêng nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng cho mỗi người dân, dường như chưa thực đủ mạnh đối với hoạt động chào bán BĐS mang tính chất gây rối cho khách hàng.

Rõ ràng, Nghị định quy định rõ cấm các hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng; gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng… nhưng, dường như môi giới BĐS cũng "bất chấp" để làm phiền khách hàng.

Vốn là khách hàng mua 2 nền đất tại một tại Bình Phước vào năm 2018, anh Tiến đã bán BĐS này vào năm 2020. Nhưng thời gian qua, anh liên tục nhận được nhiều cú điện thoại của các bạn môi giới từ công ty anh mua BĐS, và các môi giới tự do bên ngoài, gọi điện để "xin" được bán nền đất của anh. Hàng chục cú điện thoại từ số lạ mỗi ngày, cùng chung một cú pháp là: "Em được biết anh có mua nền đất tại dự án A, anh có muốn bán lại không, hiện giá đã tốt rồi; em cũng đang có dự án, cũng của CĐT đó, anh đầu tư thêm không…".

Ban đầu, anh Tiến còn nhẹ nhàng tiếp vài lời với môi giới, nói nền đất đó anh đã bán và không có nhu cầu đầu tư thêm. Nhưng liên tục những ngày sau đó, anh nhận từ 7-10 cú điện thoại mỗi ngày từ số điện thoại lạ, và cùng chung "lời chào mời" giống hết các số trước đó của môi giới BĐS.

"Tôi ức chế kinh khủng, hễ bốc máy nghe đầu dây bên kia nói nửa câu là tôi cúp máy ngay. Nhưng hôm sau vẫn có người khác gọi. Nếu chặn số lạ, tôi sợ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình, mà không chặn thì bị làm phiền, thậm chí có thể nói bị "quấy rối" bởi môi giới BĐS", anh Tiến chia sẻ.

 Bán không được hàng, môi giới BĐS “chiêu trò” dụ khách cũ bằng đủ hình thức gây rối  - Ảnh 1.
 

Anh Tiến còn cho biết thêm, vì quá ức chế nên đã gọi điện lên công ty đã bán đất nền trước đó cho anh để hỏi cho ra nhẽ, bởi anh nghĩ có thể họ "bán danh bạ" của khách hàng cho các sàn môi giới nên anh mới bị làm phiền đến như vậy.

Theo anh Tiến, những môi giới này không phải mục đích chính gọi điện để xin bán nền đất cũ cho anh (vì họ đã biết đất anh đã bán). Đó chỉ là cái cớ để họ chào anh mua dự án mới nhưng, với cách này lặp đi lặp lại khiến khách hàng bị làm phiền một cách ức chế.

Nhà đầu tư này nhớ lại, năm 2018 mua 2 nền đất tại một KĐT ở Bình Phước, môi giới công ty đó bán hàng cho anh nói, sau 1 năm anh có thể bán ra lời 20%, nhưng đến năm 2020 (tức 2 năm) anh Tiến phải bán huề vốn vì khu vực đó không có thị trường. Thời điểm anh rao bán thì không nhận được cú điện thoại nào của môi giới mặc dù anh gửi rất nhiều bạn; nhưng khi anh bán rồi thì môi giới lại quay lại để nói: "Dự án anh mua, giá dữ lắm" rồi kéo sang dự án mới cũng chủ đầu tư đó bán. Thực tế, đó chỉ là "chiêu trò" dụ khách cũ của môi giới, còn khi bán xong hàng cho khách môi giới sẽ lại "lặn mất tăm".

"Khi chưa bán được thì nói nền đất của anh sau này ra dễ lắm, anh yên tâm cứ gửi em bán lại; nhưng sau khi mua xong môi giới bỏ mặc khách. Đúng là, trong nghề môi giới, nhiều bạn rất thờ ơ với nghề, chỉ cố bán cho xong; chưa kể dùng rất nhiều chiêu trò để làm phiền khách", anh Tiến bức xúc chia sẻ.

Thực tế, không ít khách hàng cùng cảm nhận giống anh Tiến. Không chỉ gọi điện vào giờ hành chính làm phiền khách hàng, nhiều môi giới BĐS còn tới tấp gửi tin nhắn vào số điện thoại của khách hàng. Có nhiều người ca thán, có ngày nhận đến hàng chục tin nhắn cả ban ngày lẫn ban đêm, cảm thấy vô cùng phiền hà.

Môi giới BĐS là người không thể thiếu trên thị trường BĐS, nhưng bên cạnh những môi giới làm ăn chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng thì cũng không ít môi giới rất "chiêu trò", chỉ để đạt mục đích bán hàng mà không nghĩ đến sự phiền hà của người khác. Thực tế thì đó cũng là cách "kiếm khách" của môi giới BĐS, nhất là lúc thị trường khó khăn trăm bề như hiện nay, nhưng liên tục làm phiền khách hàng một cách ức chế thì lỗi không chỉ còn là bản thân các môi giới nữa, mà còn nằm ở các sàn, các công ty BĐS quản lý đội ngũ này.

"Pháp luật cần mạnh tay hơn với các hình thức làm phiền, quấy rối khách hàng của môi giới BĐS. Không thể để xảy ra tình trạng, rất nhiều môi giới trong cùng một sàn/một công ty gọi điện nhiều lần cho một khách hàng, mặc dù trước đó họ đã xác định là không có nhu cầu", anh Tiến chia sẻ.

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế



Người mua nhà mắc kẹt với khoản vay lãi suất cao

Xu hướng tăng mạnh lãi suất từ cuối năm 2022, trong bối cảnh thị trường bất động sản gần như đóng băng đang đẩy nhiều người mua nhà, biệt thự vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".

Sửa đổi Luật Đất đai: Đề xuất cơ chế đảm bảo bằng quyền sử dụng đất

Cơ chế đảm bảo bằng quyền sử dụng đất nếu được bổ sung và quy định rõ trong Luật Đất đai (sửa đổi), sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn tài chính quốc tế.

Kinh doanh bất động sản TP.HCM đứng đầu danh sách tăng trưởng âm

Hoạt động kinh doanh bất động sản là một trong bốn ngành dịch vụ lớn của TP.HCM ghi nhận tăng trưởng âm trong quý I/2023.

Phá bỏ quan điểm sai lệch "nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt"

Nhiều vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội, trong đó phải cần thay đổi một quan điểm lệch lạc là "nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt, có cũng như không".

Áp dụng cách tính thuế GTGT mới khi chuyển nhượng bất động sản

Thông tư 13 là một trong những chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Công ty bất động sản chuyển hướng tìm dòng tiền

Trước khó khăn về nguồn vốn, nhiều công ty bất động sản đã chuyển hướng kinh doanh để đảm bảo nguồn thu và duy trì hoạt động.

Hòa Phát đặt mục tiêu có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới

Năm 2023, Tập đoàn sẽ đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha

Gia tăng cơ hội M&A bất động sản

Trong bối cảnh nguồn vốn trong nước khan hiếm và hàng loạt dự án bị bán tháo, các nhà đầu tư theo đuổi mua bán - sáp nhập (M&A) dự án đang có cơ hội lớn.

Doanh nghiệp bất động sản chi nghìn tỷ trả lãi trái phiếu

Địa ốc Việt Hân, Hano-Vid là những công ty vừa công bố thông tin trái phiếu với tổng dư nợ mỗi công ty hơn 10.000 tỷ đồng và lãi phải trả hàng năm gần 1.000 tỷ đồng.