Bamboo Airways dựa vào điều gì để đề xuất vay 5.000 tỷ?

Sau khi Bamboo Airways của đại gia Trịnh Văn Quyết công bố lãi suất 400 tỷ của hãng bay này trong giai đoạn đầy khó khăn của đại dịch, thì ngay sau đó dư luận hết sức bất ngờ với kiến nghị lạ của đơn vị này, đó là đề xuất Chính phủ cho phép vay vốn 5.000 tỷ đồng với lãi suất 0%.

157 views Link gốc

Đại gia Trịnh Văn Quyết, ông chủ của tập đoàn FLC luôn khiến dư luận phải ngạc nhiên, đôi khi là dậy sóng với những bất bình, gần đây nhất là vụ việc hàng trăm khách hàng đã biểu tình phản đối tập đoàn này để đòi quyền lợi. Nhìn vào 1 tập đoàn lớn như FLC, với nhiều dự án lớn trải dài từ Nam chí Bắc, ít ai có thể nghĩ rằng FLC lại có những "khuất tất" khiến người dân phải bỏ công, bỏ việc và bỏ cả vật chất để đứng biểu tình đòi quyền lợi. Cho đến nay, quyền lợi của người dân khi dính vào dự án của FLC vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thì ông Trịnh Văn Quyết lại có những phát biểu đầy tự tin về năng lực và nguyên tắc rất mẫu mực của tập đoàn này.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT FLC Group

Ngay sau đó, nhiều ý kiến đã chỉ ra những bất cập của tập đoàn này với hàng loạt dự án ở Bắc Giang đã và đang thực hiện theo kiểu "bánh vẽ", nói không đi đôi với làm. FLC là một doanh nghiệp lớn, với hàng vạn lao động đang làm việc ở tập đoàn này, chỉ cần một di biến động nhỏ, cũng khiến cho nhiều người trong xã hội bị ảnh hưởng, do vậy, thứ cần thiết đối với FLC nói riêng và các tập đoàn lớn là sự minh bạch, là chữ tín trong hoạt động kinh doanh. Khi người đứng đầu tập đoàn có những phát ngôn hoành tráng, nhưng thực tế thì lại đầy những bất cập, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, thì cần xem lại tính minh bạch trong hoạt động của đơn vị ấy.

 Trở lại với cú đề xuất vay vốn ưu đãi của FLC, với gói vay được đơn vị này kiến nghị với Chính phủ lên tới 5.000 tỷ đồng, đây là một con số vô cùng lớn trong thời điểm đầy khó khăn chung của nền kinh tế. Nhưng điều quan trọng hơn cả, vẫn là chữ tín trong kinh doanh, FLC lấy gì làm niềm tin cho một gói vay lớn và ưu đãi cực khủng như vậy, đấy là chưa nói đến sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp. 

Bamboo Airways xin vay ưu đãi, thì còn các hãng khác như Vietjet thì sao, nếu Chính phủ duyệt gói vay này thì liệu sức cạnh tranh công bằng giữa Bamboo Airways với các hãng khác có còn được duy trì một cách công bằng hay không? Thêm nữa, là một tập đoàn lớn, kinh doanh đa ngành, chắc chắn FLC cũng tính đến những kho khăn khi tham gia sân chơi chung, đó là được ăn, thua chịu, không thể gặp khó khăn rồi lại bám vào Chính phủ để được ưu đãi một cách phi lý như vậy.

 Hiện nay, rất nhiều tỉnh thành, nhiều địa phương gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, nhưng cái cách họ đối diện với khó khăn là tự thân vượt qua, không hề đòi hỏi Chính phủ như FLC mới làm. Dư luận cho rằng FLC vẫn đang tìm mọi cách để phát triển nhiều dự án ra khắp các tỉnh thành trên cả nước, như vậy thì rõ ràng năng lực tự thân của đơn vị này vẫn còn rất mạnh, vì sao lại phải đề xuất một gói vay có tính không công bằng như vậy?

Phải chăng FLC chỉ đang "diễn" để tạo tiếng tăm, chứ thực tế thì họ còn rất mạnh nên vẫn tham vọng mở rộng hoạt động nhiều dự án trăm tỷ, ngàn tỷ như ông Trịnh Văn Quyết mới làm ở Tây Nguyên. Thiết nghĩ, Chính phủ cần xem xét lại toàn bộ hoạt động của FLC trước khi xét duyệt cho đề xuất khủng của đơn vị này,  khi mà đơn vị chưa có đủ niềm tin đối với nhân dân, tránh những hậu quả nhãn tiền đã từng xảy ra ở nhiều tổng công ty, tập đoàn trước đó.

Lam Giang



Startup của Phillipines thâu tóm công ty nhân sự Việt Nam

Với việc gia nhập thị trường Việt Nam thông qua thâu tóm startup BravoHR, Advance của Philippines nhiều khả năng sẽ hâm nóng cuộc đua ứng dụng "ứng lương" với các startup như Gimo hay Nano Technologies.

Doanh thu đầu tư nước ngoài của Viettel cán mốc 1 tỷ USD

Mức tăng trưởng của Viettel Global đến từ cả 2 thị trường chủ chốt là châu Phi và Đông Nam Á khi doanh thu từ cả 2 địa bàn này đều tăng trưởng mạnh và vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp Việt Nam – Australia xúc tiến hợp tác về giáo dục và nông nghiệp

Thương mại song phương giữa Việt Nam - Australia trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 6 tỷ AUD vào năm 2022; Việt Nam là thị trường lớn thứ 5 trong lĩnh vực giáo dục quốc tế của Australia.

Xác định mục tiêu L&D gắn với ưu tiên kinh doanh

Nếu không gắn kết được việc học với ưu tiên kinh doanh, trong nhiều trường hợp, L&D sẽ bị coi là sản phẩm phụ không được chào đón, đầu tư và ưu tiên đáng kể, đặc biệt là trong giai ...

Thế Giới Di Động thu hồi tất cả các khoản đầu tư vào trái phiếu

Trước đó, Thế Giới Di Động từng ghi nhận đầu tư 1.611 tỷ đồng vào trái phiếu ngắn hạn trong báo cáo tài chính quý III năm ngoái.

Doanh nghiệp miệt mài góp nhặt đơn hàng xuất khẩu

Không ngồi chờ khó khăn đi qua, các doanh nghiệp đang miệt mài tìm kiếm đơn hàng để thu về những đồng ngoại tệ từ xuất khẩu, bất kể đơn hàng lớn hay nhỏ.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững

DNVN - Là nền kinh tế có độ mở lớn và trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, cơ hội đan xen thách thức, Việt Nam không thể đứng yên. Việc tái định vị doanh nghiệp (DN), đổi mới sáng ...

Cơn bĩ cực của doanh nghiệp xây dựng

Thị trường khó khăn, doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng, càng làm càng lỗ, bị nợ đọng, trả dự án, thậm chí tạm ngừng kinh doanh…