Ai lợi, ai thiệt sau cú sốc ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết?

Cả ba bên trong sự kiện ngày 10/1 đều không được lợi, nhưng thiệt hại của từng cá nhân lại rất chênh lệch.

358 views Link gốc

Tổn hại danh tiếng cá nhân

Trịnh Văn Quyết là doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam, được lòng khá nhiều người. Ông là doanh nhân khá thân thiện khi thường xuyên sử dụng mạng xã hội (hiện có hơn 220.000 lượt theo dõi) để tương tác với công chúng.

Trong cơn bão F0 vừa qua, cổ phiếu FLC và các mã chị em khác tăng đỉnh nhiều phiên, liên tục chạm mốc kỷ lục sau nhiều năm. Nhiều nhà đầu tư từ đó càng bày tỏ sự “yêu mến” vị doanh nhân này.

Tuy nhiên, thị trường bất ngờ "quay xe" khi ông Quyết bị phát hiện bán cổ phiếu FLC mà không công bố thông tin. Bao hi vọng cũng như lòng tin đối với ông chủ thương hiệu FLC bỗng trôi theo mây gió. “Tin vào anh Quyết, Tết này ăn mày” hay "Từ lãi 35%, qua một đêm đã đốt sạch tài khoản" là những bình luận nổi bật của nhiều nhà đầu tư trên sàn khi nhắc tới sự kiện ngày 10/1.

Ông Quyết trở thành cá nhân bị phạt với số tiền kỷ lục, kịch khung do hành vi mua bán cổ phiếu không báo cáo trên sàn với 1,5 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch chứng khoán trong vòng 5 tháng. Vi phạm và mức phạt của ông cũng được đề xuất trở thành cơ sở để thực hiện một án lệ "nặng tay" hơn cho các cổ đông công ty với các vi phạm tương tự.

Xét cho cùng, mức phạt 1,5 tỷ đồng với ông chủ FLC chỉ bằng chưa đầy 0,04% tổng tài sản của vị này trên sàn chứng khoán, một thiệt hại rất nhỏ về tài chính. Nhưng ông Quyết mất đi thứ lớn hơn, ấy là niềm tin của nhà đầu tư vào FLC - những người vốn ngang hàng với ông về quyền sở hữu công ty, chỉ khác là tiếng nói trong các quyết định tính trên đầu phiếu lại chênh lệch rất lớn. Đây cũng là lần hiếm hoi tên tuổi của một tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam gắn với ồn ào lớn như vậy.

Nhà đầu tư bị thua thiệt

Những người bị tác động nặng nề nhất chắc chắn là những người say con sóng màu tím của FLC trong vài phiên trước đó, và thường xuyên tìm kiếm điểm tựa giao dịch từ công bố của cổ đông nội bộ trên sàn chứng khoán. Khi nhà đầu tư hoàn toàn không biết, không có thông đến giao dịch khai báo chậm của ông Trịnh Văn Quyết, quyết định xuống tiền hay rút vốn là rất khác. Nhưng ông Quyết đã chơi thế phủ đầu, và phiên 10/1 chỉ ghi nhận một vài người thắng, còn cả thị trường ở thế thua.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM ngày 11/1 đã thông báo hủy bỏ gần 75 triệu cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, đối soát và trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua lệnh đối ứng từ tài khoản bán của ông chủ FLC. Nhưng các chi phí khác mà nhà đầu tư có thể chịu như phí giao dịch, thuế thu nhập cá nhân, phí và lãi vay mua chứng khoán (nếu có) sẽ không đòi lại được.

Không những thế, những nhà đầu tư còn lại của FLC, hay của các mã bất động sản khác - những cổ phiếu được xem là "không liên quan" - chẳng nằm ngoài cơn sóng thần ấy. Đà sụt giảm thậm chí vùi lấp nửa tháng giao dịch đáng lẽ phải hưng phấn của Vn-Index. Số "nạn nhân thực tế" đã không thể đếm nổi.

Uy tín thị trường bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), đánh giá sự kiện này có tác động không tốt đến uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư sẽ dè chừng hơn trước khi thực hiện quyết định. Đồng thời, nó cũng thúc ép các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ doanh nghiệp mà họ có mong muốn mua vào cổ phiếu.

Tại các nước như Thái Lan, Singapore, thông tin mua bán của cổ đông lớn như trường hợp ông Quyết buộc phải công bố ngay. Nếu cơ quan điều tra chứng minh được hành vi biết và sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch sẽ bị khép tội liên quan đến giao dịch nội gián.

Doanh nghiệp và tiếp thị



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...