AGlobal – “Cầu nối” đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Trong lúc các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn ở các kênh bán hàng truyền thống thì thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới được coi là giải pháp "cứu cánh" xoay chuyển tình thế. Và AGlobal - Nhà cung cấp dịch vụ bán hàng trên Amazon tại Việt Nam là người bạn đồng hành tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp Việt.

424 views Link gốc

Sàn TMĐT quốc tế - Kênh xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu

Theo các chuyên gia kinh tế, TMĐT xuyên biên giới đã trở thành phương thức mở lối để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu rủi ro đứt đoạn hoặc đình trệ cho kênh bán hàng truyền thống đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.

Ghi nhận của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương: mỗi năm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới tới 35%, gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Với thế mạnh có nhiều nhóm hàng nông sản, thủy sản, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dệt may… chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh, rất nhiều doanh nghiệp Việt có cơ hội bước ra thị trường quốc tế bằng cách xúc tiến TMĐT.

Việc đăng bán trực tiếp trên trang TMĐT quốc tế là một trong những cách thức nhanh chóng để kết nối sản phẩm với khách hàng, mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu xuất khẩu. Hình thức này vừa cắt giảm tối đa chi phí trung gian, chi phí vận hành, vừa phân phối sản phẩm đến người dùng cuối tại nhiều thị trường tiềm năng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia "sân chơi lớn" trong thế giới phẳng, tiến vào các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Nhật Bản, châu Âu... nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống.

Do vậy, việc đưa sản phẩm dịch vụ lên sàn TMĐT quốc tế là cách hiệu quả hàng đầu giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh linh hoạt, tiết kiệm thời gian, tiết giảm chi phí quản lý, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu và bán hàng xuyên quốc gia.

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong nước tham gia sàn TMĐT quốc tế

Theo số liệu cung cấp bởi Amazon Global Selling Việt Nam: hiện có hàng ngàn doanh nghiệp Việt xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử này với doanh thu năm 2020 vượt mốc hơn 1 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2019.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp đáp ứng khung pháp lý bán hàng, tăng số lượng đơn hàng và doanh thu trên sàn TMĐT xuyên biên giới không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để phát triển thương hiệu, nâng cao độ nhận diện với người tiêu dùng nước ngoài, đồng thời giảm chi phí giao hàng đang là những câu hỏi "hóc búa" với nhiều doanh nghiệp.

Để "tháo nút thắt" này, các chuyên gia nhận định, doanh nghiệp cần tìm đến tư vấn từ các đối tác, các cơ quan quản lý nước ngoài về quy định TMĐT, hoặc thông qua cơ quan quản lý của Việt Nam để truyền tải những ý kiến phản biện, những vướng mắc tới cơ quan quản lý nước ngoài.

AGlobal – "Tạo luồng xanh" giúp doanh nghiệp Việt gặt hái lợi nhuận trên sàn Amazon

Trong bối cảnh khó khăn chung của dịch bệnh, Amazon – "Gã khổng lồ" đến từ nước Mỹ, top 3 sàn TMĐT lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại vẫn nắm giữ những kỷ lục không tưởng như: doanh thu trung bình 1 tỷ USD/ngày, tăng tới 48% trong quý II/2021. Thông qua Amazon, người bán có thể trực tiếp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua, trong đó hơn 150 triệu khách hàng Amazon Prime trên toàn cầu và hàng triệu đại lý mua sỉ từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

Để bán hàng và gia tăng lợi nhuận trên "mảnh đất màu mỡ" Amazon, các doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, đồng hành từ AGlobal với 3 gói dịch vụ tối ưu:

Dịch vụ FBA trọn gói: dịch vụ hỗ trợ lưu kho và chuyển hàng được Amazon cung cấp cho những người tham gia bán hàng.

Dịch vụ theo yêu cầu: tư vấn, thiết kế gian hàng, chụp và thiết kế bộ ảnh, nghiên cứu sản phẩm, quảng cáo trên Amazon.

Dịch vụ bổ trợ: đăng ký chứng nhận quốc tế cho hàng hóa, sản phẩm hoặc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ và toàn cầu.

Một trong những thế mạnh của AGlobal là khả năng ước lượng chính xác mức độ khả thi của đơn hàng. Thông qua các công cụ độc quyền của Amazon, AGlobal có thể tiến hành các chiến dịch nghiên cứu tiềm năng sản phẩm, đánh giá mức độ cạnh tranh, đề xuất kế hoạch bán hàng cũng như giá thành niêm yết sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt không chỉ khắc phục được hạn chế về rào cản ngôn ngữ, vướng mắc về trình tự, quy trình, quy định niêm yết sản phẩm mà còn tạo được một chiến lược bán hàng thông minh, tối ưu chi phí trên sàn thương mại điện tử quốc tế này.

Ngoài ra, AGlobal còn cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho tất cả đối tác tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vững vàng vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn, đưa hàng hóa Việt vươn ra toàn cầu.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.