AASC cho rằng PVcomBank có thể đã lỗ gần 500 tỷ đồng năm 2020?

(KD&BM) - Theo tính toán của AASC, nếu hạch toán đúng quy định hiện hành, tổng lợi nhuận trước thuế của PVcomBank năm 2020 sẽ giảm 569,354  tỷ đồng và chuyển từ lãi sang lỗ. Như vậy, PVcomBank có thể lỗ trước thuế gần 493,6 tỷ đồng trong năm 2020 chứ không phải lãi 75,772 tỷ đồng.

494 views Link gốc

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) thành lập năm 2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank). Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020, PVcomBank báo lãi trước thuế 75,772 tỷ đồng với tổng tài sản đến ngày 31/12/2020 đạt 181.394 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Theo bản báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC  thực hiện đã đưa ra hàng loạt ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến việc phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu của PVcomBank. Do vậy, nếu ngân hàng thực hiện theo đúng quy định, thì tổng lợi nhuận trước thuế của PVcomBank sẽ giảm 541,189 tỷ đồng. PVcomBank cũng chưa thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho các tài sản có nội bảng khác đầy đủ theo quy định hiện hành; nếu thực hiện theo đúng quy định, thì tổng lợi nhuận trước thuế sẽ tiếp tục giảm thêm 130.262 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, PVcomBank cũng chưa thực hiện phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu đầy đủ đối với các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết theo quy định hiện hành. Theo tính toán, nếu thực hiện đúng quy định, thì tổng lợi nhuận trước thuế của PvcomBank sẽ tăng lên 64,541 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 PvcomBank báo lãi trước thuế 75,772 tỷ đồng.

Mặt khác, năm 2017, PVcomBank ghi nhận một số khoản thu nhập từ bán một số khoản đầu tư chứng khoán vốn và khoản đầu tư dài hạn chưa thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, do chưa chuyển giao các rủi ro từ nắm giữ các cổ phần này.

Trong năm 2020, PVcomBank đã thu hồi một khoản đầu tư dài hạn đã bán trên và hạch toán lãi phát sinh từ giao dịch này trong năm 2017 vào chi phí hoạt động khác. Do vậy, báo cáo kiểm toán cho rằng nếu PVcomBank thực hiện theo đúng quy định, thì tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên 37,556 tỷ đồng.  Như vậy, theo tính toán, nếu hạch toán đúng quy định hiện hành, tổng lợi nhuận trước thuế của PVcomBank năm 2020 sẽ giảm 569,354 tỷ đồng. Đồng thời, PVcomBank có thể sẽ lỗ trước thuế 493,582 tỷ đồng trong năm 2020 chứ không phải có lãi 75,772 tỷ đồng theo như báo cáo tài chính PVcomBank công bố.

Theo AASC, báo cáo tài chính của PVcomBank ghi nhận một khoản phải thu liên quan đến giá trị chuyển nhượng một khoản đầu tư dài hạn của ngân hàng này với số tiền 727,872 tỷ đồng theo phương án trả chậm. Tại thời điểm PVcomBank lập báo cáo, đối tác đã thanh toán 6 tỷ đồng; PVcomBank cũng đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo thời gian qua hạn hợp đồng 161 tỷ đồng. Tuy nhiên, Báo cáo kiểm toán độc lập cho biết “chưa thể xác định được khả năng thu hồi đầy đủ của khoản phải thu này”, nên không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu hay không.

Báo cáo tài chính năm 2020 PvcomBank.

Thêm nữa, PVcomBank nhận bàn giao tài sản bảo đảm trị giá 736,680 tỷ đồng để cấn trừ nợ của một khoản trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết và ghi nhận thu nhập phát sinh từ giao dịch này là 240,204 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, Báo có kiểm toán độc lập cho biết “chưa thể xác định được khả năng thu hồi đầy đủ của khoản phải thu này”, nên không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu hay không.

Báo cáo của Công ty AASC cũng nhấn mạnh ngân hàng này đang ghi nhận khoản phải thu ghi nhận khoản phải thu 145,407 tỷ đồng từ Tổng công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam và 13,996 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất, các thủ tục nghiệm thu và quyết toán giữa các bên chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở để các bên thanh toán hoàn trả khoản phải thu cho PVcomBank.

Ngoài ra theo AASC,  PVcomBank đã áp dụng chính sách kế toán riêng trong đề xuất được nêu trong Phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt liên quan đến phân loại nợ, thu hồi nợ và trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu. Tuy nhiên, phương án này mới chỉ được Ngân hàng Nhà nước thông qua nội dung để trình Thủ tướng, chưa có quyết định chính thức. Do vậy, báo cáo kiểm toán độc lập của AASC không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu có liên quan do áp dụng chính sách kế toán riêng này hay không.

Nam Long



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.