4 thách thức của Việt Nam trong đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới nay, nhưng sau cơn mưa trời sẽ lại sáng!

GDP Quý 2/2021 của Việt Nam tăng lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước, chưa đạt được kỳ vọng của thị trường, HSBC nhận định. Mức tăng trưởng này cao phần lớn là do tăng trưởng GDP cùng kỳ năm trước thấp nhất trong 10 năm. Việt Nam đang đối mặt với những thách thức từ đợt bùng dịch Covid-19 nặng nề nhất từ đầu mùa dịch tới nay.

376 views Link gốc

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Vietnam At A Glance với tiêu đề "Thách thức vẫn còn đó: Sau cơn mưa trời lại sáng".

Sau thông tin tăng trưởng GDP Quý 2/2021 của Việt Nam đạt mức 6,6% so với cùng kỳ, HSBC tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam lần 4, giảm từ 6,6% xuống còn 6,1%.

"Do hiệu ứng cơ sở thấp, tăng trưởng GDP đạt mức 6,6% phần nào che mờ những thách thức Việt Nam đang đối mặt: đợt bùng dịch COVID-19 nặng nề nhất từ đầu mùa dịch tới nay", bộ phận nghiên cứu HSBC cho biết.

4 thách thức của Việt Nam

GDP Quý 2/2021 của Việt Nam tăng mạnh lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng của thị trường (HSBC: 6,7%; Bloomberg: 7,2%). Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này cao phần lớn là do kết quả cùng kỳ năm trước rất thấp. Thực tế, các chỉ số kinh tế chi tiết phản ánh cụ thể những thách thức Việt Nam gặp phải trong bối cảnh diễn ra đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới giờ.

Tổng ca nhiễm COVID-19 vượt qua mốc 20.000 ca theo thống kê mới nhất, 85% trong đó xuất hiện trong vòng hai tháng gần đây. Số ca mắc mới mỗi ngày vẫn tăng đều, dự báo nền kinh tế sẽ còn chững lại ít nhất tới Quý 3/2021, theo quan điểm của HSBC.

4 thách thức của Việt Nam trong đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới nay, nhưng sau cơn mưa trời sẽ lại sáng! - Ảnh 1.
 

Theo quan sát ban đầu, ngành dịch vụ rõ ràng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đóng góp của ngành này cho tăng trưởng kinh tế giảm từ 45% trước đại dịch xuống còn khoảng 20% trong Quý 2/2021. Các ngành liên quan đến du lịch, đặc biệt là vận tải và lưu trú, tiếp tục tình trạng ảm đạm. Việt Nam đã nhanh chóng siết chặt biên giới hơn kể từ đợt bùng dịch gần đây, ngành hàng không đã bị ảnh hưởng rõ rệt với số lượng chuyến bay ở sân bay Hà Nội giảm 50% từ Quý 1/2021. Đồng thời, ngành dịch vụ ăn uống cũng bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu là do lệnh cấm bán hàng ăn uống tại chỗ tại các thành phố lớn.

Thách thức thứ 2, nhu cầu trong nước của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu trồi sụt. Mặc dù không có dữ liệu về tiêu dùng cá nhân trong quý, chúng ta có thể xem xét doanh số của ngành bán lẻ để tham chiếu.

Trong khi ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng tích cực ở mức 3,4% trong Quý 2/2021 so với cùng kỳ năm trước, kết quả này có được là nhờ mức giá cơ sở thấp trong cùng kỳ năm ngoái (Biểu đồ 4). Nếu xét kỹ, tăng trưởng ngành bán lẻ trong Quý 2/2021 đạt mức thấp nhất kể từ sau đợt giãn cách toàn xã hội trong Quý 2/2020.

Thực tế, kể từ đợt bùng dịch COVID-19 thứ tư, số liệu tháng 5 và 6 cho thấy tăng trưởng bán lẻ giảm liên tiếp hai tháng so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu này phản ánh mức độ ảnh hưởng của đợt bùng dịch này nghiêm trọng hơn nhiều so với hai đợt trước. Nói chung, khả năng đi lại của người dân ở Việt Nam đã giảm mạnh tương đương 30% so với trước đại dịch, mức giảm cao thứ hai so với các nước ASEAN.

Ngoài ra, đợt bùng dịch này khiến điểm yếu của thị trường lao động càng trầm trọng thêm. Theo đánh giá chung, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,4% trong Quý 1/2021 lên 2,6% trong Quý 2/2021, với tổng số lượng việc làm giảm 65.000 so với quý trước, hoặc thấp hơn 9% so với trước đại dịch. Khác với các nước phát triển đã áp dụng giải pháp trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho hộ gia đình, những nước đang phát triển như Việt Nam có khả năng phải chờ một thời gian khá dài mới chứng kiến tiêu dùng trong nước tăng rõ rệt cho đến khi thị trường việc làm phục hồi hoàn toàn và bền vững.

4 thách thức của Việt Nam trong đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới nay, nhưng sau cơn mưa trời sẽ lại sáng! - Ảnh 2.
 

Thách thức thứ 4, mặc dù "bức tranh" xuất nhập khẩu khá tươi sáng, các chỉ số dự báo vẫn chỉ ra những nguy cơ ngắn hạn của tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Chỉ số PMI tháng 6 lao dốc xuống 44,1 chạm mức thấp nhất trong vòng một năm, với các chỉ số trọng yếu cùng giảm mạnh. Nói chung, các khu công nghiệp lớn đều bị ảnh hưởng và tác động lên sản xuất sẽ còn tiếp tục gia tăng khi tâm dịch giờ đây chính là TPHCM - trung tâm thương mại của cả nước.

4 thách thức của Việt Nam trong đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới nay, nhưng sau cơn mưa trời sẽ lại sáng! - Ảnh 3.

Chỉ số PMI tháng 6 chạm ngưỡng thấp nhất trong vòng một năm

Triển vọng vẫn tươi sáng

Bất chấp những thách thức trước mắt do đại dịch COVID-19, HSBC bày tỏ niềm tin rằng triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn tươi sáng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang có những dấu hiệu cải thiện tích cực. Ví dụ như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ số phản ánh mức độ tin tưởng dài hạn của nhà đầu tư, đã vượt qua những thách thức gần đây.

Vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 13% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn FDI giải ngân tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, Việt Nam vẫn đang ưu tiên kiểm soát đại dịch càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo lấy lại đà tăng trưởng. 

Liên quan đến việc hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 của Việt Nam lần 4, HSBC cho biết thay đổi này chỉ đơn thuần phản ánh tác động của đợt bùng dịch mới nhất, và Việt Nam vẫn có thể tiếp tục là điểm sáng trong khu vực sau khi lấy lại tiến độ phục hồi bền vững. Mức tăng trưởng này hoàn toàn nằm trong giới hạn mục tiêu phấn đấu chính phủ đề ra là từ 6-6,5%, vừa được kiến nghị giữ nguyên.

Ngoài nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, HSBC cũng nhấn mạnh một ưu tiên quan trọng khác Việt Nam cần làm là tăng tốc mua vắc-xin và triển khai tiêm phòng cho người dân. Việt Nam vẫn đang đi sau các nước trong khu vực về chích ngừa, chỉ khoảng 3% dân số đã được tiêm phòng ít nhất một mũi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã có những nỗ lực lớn trong triển khai tiêm phòng gần đây.

Dự kiến, Việt Nam sẽ nhận một triệu liều vắc-xin AstraZeneca mỗi tuần từ tháng 7, và 31 triệu liều BioNTech-Pfizer trong 6 tháng cuối năm 2021. Như vậy, tính đến cuối năm nay, Việt Nam sẽ nhận được 62,4 triệu liều, đủ để tiêm phòng cho 30% dân số. Thêm vào đó, chính phủ vừa quyết định phê duyệt 320 triệu USD để đặt mua thêm 61 triệu liều.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...