4 câu nói của Charlie Munger - “bạn thân của Warren Buffett” giúp kinh doanh khôn ngoan hơn và tiết kiệm thời gian thất bại

Sự khôn ngoan từ người bạn đồng hành của Warren Buffett.

325 views Link gốc

Khi nói về đầu tư, người ta nhớ ngay đến Warren Buffett. Còn khi Warren Buffett nói về đầu tư, cái tên đầu tiên được nhắc tới là người bạn Charlie Munger của ông.

Năm 1959, Munger và Buffett gặp nhau lần đầu tiên tại một bữa tiệc do một người quen tổ chức. Khi đó, mỗi người đang điều hành một dự án đầu tư riêng và họ quyết định gặp mặt vì một lợi ích chung.

Buffett cho biết "Chúng tôi cùng nhau ăn tối và sau 5 phút nói chuyện, Charlie và tôi cười lăn lộn vì trò đùa của mình. Chúng tôi như thể sinh ra là dành cho nhau vậy".

Sau 19 năm làm bạn với nhau, Munger gia nhập vào Berkshire Hathaway - công ty của Buffett với tư cách là phó chủ tịch. Hai người họ đã cùng nhau đưa công ty của Buffett trở thành cỗ máy lãi kép lớn nhất thời điểm đó, tăng giá trị của Berkshire Hathaway lên gấp 20.000 lần.

Khi được hỏi về bí mật đằng sau sự thành công to lớn của mình, Munger chỉ đưa ra một câu trả lời duy nhất "Tôi là người có lý trí".

Dưới đây là 4 câu nói nổi tiếng của Charlie Munger mà bạn nên áp dụng chúng vào việc kinh doanh:

"Hãy có một ý tưởng đơn giản và thực hiện nó một cách nghiêm túc".

Mùa Đông năm 2008, vài tuần trước khi đến sinh nhật, tôi quyết định tổ chức một bữa tiệc mà không mời bạn bè của mình. Thay vào đó, tôi gửi thư mời qua email đến những người đã truyền cảm hứng cho tôi - đó là những CEO, diễn viên và tác giả nổi tiếng.

Trong số những người được mời có Jim Kwik - nhà sáng lập của công ty huấn luyện não bộ và là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Trợ lý của Jim Kwik trả lời rằng cô ấy đã chuyển lời mời của tôi tới Jim và kèm theo một lời chúc sinh nhật vui vẻ.

Tối hôm đó, tôi kể chuyện này với một người bạn thân của mình, cô ấy cau mày và đặt ra một câu hỏi mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in:

"Giả sử như Jim thực sự xuất hiện, bạn sẽ nói gì với anh ấy?"

Vào thời điểm đó, tôi mới bắt đầu vạch ra hành trình kinh doanh của mình dựa trên những ý tưởng hoành tráng. Tôi muốn thử sức với những việc như: Xây dựng một ứng dụng, chạy các dịch vụ tư vấn, phát triển những công cụ tư duy dựa trên kỹ năng của mình và trở thành một diễn giả.

Bạn tôi lại hỏi "Nhưng bạn đang cố gắng làm điều gì? Đâu là ý tưởng lớn nhất?"

Thực tế là tôi không biết. Tôi đã phân tán sự tập trung của mình vào nhiều ý tưởng hấp dẫn mà không theo đuổi bất cứ thứ nào trong số đó một cách nghiêm túc.

Hai năm sau, tôi tìm thấy một công việc viết lách và các ý tưởng kinh doanh trước đây đều trở nên vô nghĩa. Tôi viết báo và xuất bản liên tục, cho đến một ngày, tôi đến trước mặt sếp và xin nghỉ việc. Tôi quyết định viết về những ý tưởng đơn giản một cách nghiêm túc.

Nhiều doanh nhân bỏ ra hàng năm trời để theo đuổi một ý tưởng viển vông và luôn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đó. Thực tế, nếu bạn cứ mô tả về việc kinh doanh của mình thì thứ bạn có sẽ không bao giờ là một doanh nghiệp. Hãy học theo sự khôn ngoan của Munger, suy nghĩ nhỏ nhưng hành động lớn.

"Tôi muốn biết nơi tôi sẽ chết để tôi không bao giờ tới đó".

Trong quản lý dự án, có một kỹ thuật ra quyết định đặc biệt mà các lãnh đạo thường làm trước khi thực hiện một điều quan trọng.

Tôi gọi nó là bảng phân tích những lý do dẫn đến thất bại.

Bảng phân tích này giúp bạn hình dung ra những nguyên nhân có thể dẫn tới thất bại. Nó cần thực hiện trước khi bạn đưa ra quyết định.

Những người xác định được những rủi ro chính và nguyên nhân dẫn đến thất bại sẽ có cơ hội thành công cao hơn. Chúng cho phép những người thực hiện dự án dự đoán và điều chỉnh kế hoạch của họ nếu cần.

Nhưng làm cách nào để phân tích những lý do dẫn tới thất bại?

Nếu bạn sắp bắt đầu một công việc kinh doanh mới hay phải đưa ra một quyết định quan trọng. Hãy bàn bạc với người đồng sáng lập, bạn bè hay cố vấn của bạn. Hãy nói với họ rằng:

"Giả sử một năm sau dự án hay quyết định này trở thành một thảm họa thì đâu là nguyên nhân dẫn tới thất bại?"

Bạn sẽ ngạc nhiên với những tình huống khó khăn mà mọi người tìm ra, từ đó, bạn có thể điều chỉnh hướng đi của mình.

"Tôi cố gắng loại bỏ những người luôn tự tin trả lời câu hỏi khi họ không có kiến ​​thức"

Kiến thức là một trong những nghịch lý khó hiểu nhất. Bạn càng học nhiều thì càng nhận ra mình biết quá ít. Hay như Albert Einstein từng nói "Khi vòng kiến thức của chúng ta mở rộng thì bóng đen bao quanh nó cũng vậy".

Trở lại với câu nói của Munger, nó cho thấy rằng không ai có thể am hiểu tất cả kiến thức trên đời nhưng hãy biết mình đang ở đâu. Đó là lý do tại sao trong một buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường hỏi ít nhất một câu hỏi rất vô lý. Họ chỉ muốn thử các ứng viên, xem bạn có đủ thông minh để thừa nhận rằng mình không biết câu trả lời hay không.

Nhưng điều này có ý nghĩa gì nếu bạn là một doanh nhân?

Bạn muốn tìm những đối tác kinh doanh và nhân viên biết giới hạn của mình ở đâu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người khiêm tốn có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Đưa ra quyết định tốt sẽ gặt hái kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, điều này cũng phù hợp với các tác giả, diễn giả và các chuyên gia. Một người đồng nghiệp cũ của tôi thường nói rằng "thùng rỗng kêu to".

"Chỉ vì bạn thích thứ gì đó không có nghĩa là nó sẽ thuộc về bạn."

Munger gọi luật hấp dẫn là một thứ nhảm nhí. Bởi vì ông chỉ quan tâm đến tư duy khoa học, vì vậy chúng ta sẽ sử dụng vật lý để giải thích quan điểm của ông.

Theo luật hấp thì "Những gì bạn thích cũng sẽ thích lại bạn". Vật lý học chắc chắn bác bỏ mệnh đề này vì các vật thể có năng lượng điện từ giống nhau sẽ đẩy nhau. Bạn có thể thử điều này ở nhà với hai nam châm. Các cực Bắc sẽ đẩy nhau ra xa và các cực Nam cũng vậy, nhưng các cực đối lập sẽ hút nhau ngay lập tức.

Nếu bạn đặt ra câu hỏi như thế này "Tôi không thể thu hút những thứ như một văn phòng hay một chiếc xe sang trọng thông qua suy nghĩ của mình sao?" Nếu có thể làm vậy thì ô tô, đồ nội thất và dao làm bếp sẽ xoay quanh bạn giống như mặt trăng quay quanh trái đất. Lực hấp dẫn chỉ xuất hiện khi có đủ những yếu tố liên quan để làm biến dạng không gian, thời gian mà thôi.

Khoa học đã chứng minh rõ ràng. Thế giới sẽ không mang tới cho bạn những gì bạn muốn thông qua một cách kỳ diệu nào cả. Tuy nhiên, bạn sẽ có được thứ mình muốn nếu như bạn cố gắng.



Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...