3 giải pháp nâng cao bảo mật hệ thống điện toán đám mây trong hoạt động doanh nghiệp

DNVN - Điện toán đám mây đã tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh trên toàn thế giới ngay từ khi xuất hiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng ứng dụng điện toán đám mây trong mô hình kinh doanh của mình bởi những lo ngại về bảo mật.

383 views Link gốc

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, việc tận dụng công nghệ số hoá vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, điển hình là sự bùng nổ của những ứng dụng họp trực tuyến và thương mại điện tử. Đặc biệt, thị trường cung cấp dịch vụ điện toán đám mây được mở rộng đến 33% vào năm 2020. Công nghệ này đã trở thành nhu cầu phổ biến của nhiều doanh nghiệp và tổ chức ở mọi quy mô với ngành nghề đa dạng: y tế, giáo dục, chính phủ…

Tính an toàn và độ bảo mật của điện toán đám mây không ngừng được nâng cao, khắc phục những hạn chế, khiến công nghệ này trở nên an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp hơn. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu 3 cách khiến “đám mây” bảo mật và vận hành hiệu quả hơn.

Điện toán đám mây đang ngày càng được ứng dụng phổ biến

Điện toán đám mây đang ngày càng được ứng dụng phổ biến trong hoạt động của doanh nghiệp.

Ứng dụng chuyển mạch nhãn đa kênh (MPLS)

MPLS được biết đến như cơ chế chuyển mạch được áp dụng trong hệ thống mạng viễn thông với hiệu suất lớn. MPLS giúp quy trình có thể tránh được các tra cứu phức tạp trong bảng định tuyến. Công nghệ này giúp chuyển dữ liệu từ một nút mạng sang nút kế tiếp theo các nhãn đường dẫn ngắn thay vì áp dụng mạng dài.

Trong điện toán đám mây, các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các công nghệ MPLS được sử dụng để kết nối các mạng từ xa. Các giải pháp đám mây được doanh nghiệp quản lý hoàn toàn và hoạt động để định hướng lưu lượng mạng, ưu tiên các dữ liệu quan trọng. Công nghệ này giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin nhanh hơn, cũng như cung cấp mức độ mở rộng cao hơn.

Trong trường hợp có sự cố đứt cáp quang, MPLS sẽ tự động định tuyến lại lưu lượng và tự phục hồi. Điều này khiến cho điện toán đám mây an toàn và hiệu quả hơn so với trước đây.

Ứng dụng chuyển mạch nhãn đa kênh MPLS giúp nâng cao tính bảo mật của hệ thống

Ứng dụng chuyển mạch nhãn đa kênh MPLS giúp nâng cao tính bảo mật của hệ thống.

Đầu tư nâng cấp hệ thống bảo mật

Những thay đổi gần đây về mặt luật pháp trong an ninh mạng đã góp phần thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đầu tư mạnh mẽ hơn vào tính bảo mật của hệ thống. Đặc biệt, trong bối cảnh thông tin thường xuyên bị đe dọa đánh cắp thì việc chú trọng vào vấn đề bảo mật càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều công ty về bảo mật trực tuyến đã và đang cung cấp nhiều giải pháp công nghệ để đối phó với những tình hình mới. Vì vậy, các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn về hệ thống mạng với sự bảo mật tốt hơn bao giờ hết. Đầu từ vào hệ thống đám mây hiện là một trong những khoản đầu tư cần thiết của doanh nghiệp.

Nhân sự có trình độ cao

Trong thời gian gần đây, nhu cầu về nhân sự có kỹ năng trong lĩnh vực điện toán đám mây rất lớn và vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao, lực lượng lao động kỹ thuật mới gia nhập thị trường ngày càng tăng. Do đó, số lượng chuyên gia và lao động có kỹ năng tốt trong ngành cũngtăng nhanh cả về chất lượng và số lượng.

Các chuyên gia sẽ thiết lập hệ thống phòng ngừa những tấn công hệ thống mạng của doanh nghiệp như đánh cắp thông tin. Việc kiểm soát an toàn và cập nhật thường xuyên sẽ bảo vệ các lỗ hổng trong hệ thống. Khi phát hiện những cuộc tấn công từ tin tặc, chuyên gia sẽ kích hoạt hệ thống bảo vệ để giảm thiểu thiệt hại và ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp.

Trước đây, chi phí cao trong việc thuê chuyên gia trong ngành khiến các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào việc bảo mật hệ thống đám mây của họ. Tuy nhiên, nhờ những lợi ích mà điện toán đám mây đem lại, các doanh nghiệp cũng đang dần nhận thấy những điểm mạnh của việc thuê các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong ứng dụng điện toán đám mây, đặc biệt để đảm bảo về tính an toàn. Vì vậy, với sự gia tăng chuyên gia trong ngành, việc gia tăng bảo mật cho hệ thống điện toán đám mây không còn mang đến nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ này trong hoạt động của công ty.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.