3 công ty chứng khoán bắt tay Moody’s lập công ty xếp hạng tín nhiệm

Sự ra đời của VIS Rating không chỉ là ‘mảnh ghép’ mới của VNDirect và giới chủ đứng sau công ty chứng khoán này, nó cũng đánh dấu sự góp mặt của Moody’s ở thị trường xếp hạng tín nhiệm Việt Nam.

225 views Link gốc

Vô tình hay hữu ý, CTCP Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings (FiinRatings) và CTCP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) đều được thành lập trong tháng 11/2021. Hai pháp nhân này đều mang hình bóng của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới: S&P Global Ratings và Moody’s.

Hồi tháng 5/2021, CTCP FiinGroup (FiinGroup) công bố việc ký kết thoả thuận với S&P Global Ratings để tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật cho dịch vụ xếp hạng tín nhiệm FiinRatings. Khi ấy, FiinRatings vẫn được biết tới là một thương hiệu và bộ phận của của FiinGroup.

Đối với VIS Rating, doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 30/11/2021, với quy mô vốn điều lệ 103,14 tỉ đồng, đăng ký ngành, nghề kinh doanh chính là hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu, cụ thể là "Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm".

 3 công ty chứng khoán bắt tay Moody’s lập công ty xếp hạng tín nhiệm  - Ảnh 1.
 
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, VIS Rating được sáng lập bởi 6 thể nhân, dẫn đầu là Moody’s Singapore Pte Ltd với tỉ lệ sở hữu 49% vốn điều lệ. Tiếp đến là Dragon Capital Finance Limited, chiếm tỉ lệ sở hữu 10,2% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại của VIS Rating được chia đều cho các ‘tay chơi’ trong nước, bao gồm: CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã CK: VND), Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á AMC) và CTCP Chứng khoán VPS (VPS).

Trong đó, vai trò của VND nổi bật hơn cả, khi ông Đỗ Ngọc Quỳnh – Phó Chủ tịch thường trực HĐQT VND – đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của VIS Rating.

Sự ra đời của VIS Rating trước hết sẽ là 'mảnh ghép' bổ sung cho hoạt động kinh doanh của VND. Nó cũng sẽ giúp giới chủ của VND, cụ thể là IPA Group của gia đình nữ doanh nhân Phạm Minh Hương – Chủ tịch HĐQT VND, củng cố và hoàn thiện thêm chuỗi giá trị trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực trái phiếu.

Chủ tịch HĐQT VIS Rating Đỗ Ngọc Quỳnh, nên biết, còn là Tổng thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA).

Theo số liệu từ VBMA, luỹ kế cả năm 2021, có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị đạt 595.000 tỉ đồng, trong đó có 937 đợt phát hành riêng lẻ và 23 đợt phát hành ra công chúng.

Tính đến cuối năm ngoái, chỉ riêng dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã đạt khoảng 16% GDP.

Dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, nếu không muốn nói là ‘bùng nổ’ trong những năm gần đây, việc xếp hạng tín nhiệm vẫn còn khá xa lạ đối với phần đông thị trường.

Như VietTimes từng đề cập , Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (Nghị định 153), trong đó bổ sung quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với một số loại trái phiếu phát hành.

Cụ thể, dự thảo yêu cầu xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái phiếu phát hành trong các trường hợp phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành.

Trong khi đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Theo Quyết định 507/QĐ-TTg ngày 17/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chỉ có tối đa 5 doanh nghiệp được xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

CTCP Sài Gòn Phát Thịnh Rating được biết tới là tổ chức xếp hạng tín nhiệm đầu tiên được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số 01/GCN-DVXHTM ngày 21/07/2017. Tính đến tháng 5/2020, công ty này có quy mô vốn điều lệ 30 tỉ đồng, do ông Phùng Xuân Minh làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật.

Tiếp đến là FiinGroup với giấy phép được Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2020, theo Nghị định 88/2014/NĐ-CP ban hành ngày 26/9/2014 quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

Ngoài ra, vào tháng 8/2020, CTCP Chứng khoán Thiên Việt và CTCP Quản lý quỹ Thiên Việt đã góp vốn cùng 9 thể nhân khác thành lập CTCP Xếp hạng tín nhiệm Thiên Minh (Thiên Minh Rating) với số vốn điều lệ 21,5 tỉ đồng./.

Theo Nguyễn Ánh

Viettimes



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...